1. Sản xuất truyền thống
Trong 6 năm tới, 7 ngành nghề có nguy cơ thất nghiệp cao (Ảnh minh hoạ)
Ngành sản xuất truyền thống, đặc biệt là các công việc lặp đi lặp lại trên dây chuyền lắp ráp, đang dần mất đi lợi thế. Sự gia tăng về số lượng và hiệu quả của robot công nghiệp kết hợp với công nghệ AI tiên tiến trong kiểm soát chất lượng, đang từng bước thay thế các công việc thủ công, đòi hỏi ít kỹ năng. Đối với lao động phổ thông, nguy cơ mất việc làm ngày càng trở nên rõ ràng hơn.
2. Dịch vụ khách hàng và Telesales
(Ảnh minh hoạ)
Ngành dịch vụ khách hàng, đặc biệt là telesales, đang phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt từ AI. Công nghệ giọng nói AI ngày càng hoàn thiện, cho phép tương tác với khách hàng một cách trôi chảy và thực hiện nhiều tác vụ mà trước đây chỉ có con người mới làm được.
3. Bán lẻ và cửa hàng truyền thống
(Ảnh minh hoạ)
Sự bùng nổ của thương mại điện tử và hình thức bán hàng trực tuyến (livestream) đang thay đổi diện mạo ngành bán lẻ. Các vị trí như thu ngân và nhân viên tư vấn bán hàng tại cửa hàng truyền thống dần trở nên không cần thiết. Nhiều cửa hàng đã triển khai hệ thống thanh toán tự động và trợ lý mua sắm thông minh, giúp tối ưu hóa hiệu suất và cắt giảm chi phí nhân sự.
4. Thợ sửa xe và tài xế taxi
(Ảnh minh hoạ)
Sự phổ biến của xe điện đang tạo ra những tác động lớn đến ngành sửa chữa ô tô truyền thống. Nhu cầu sửa chữa xe chạy bằng nhiên liệu giảm, dẫn đến khối lượng công việc của thợ sửa xe ngày càng ít đi. Bên cạnh đó, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ xe tự lái đe dọa vị trí của tài xế taxi, những công việc từng được xem là ổn định.
5. Kế toán truyền thống
(Ảnh minh hoạ)
Trong những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đã bắt đầu sử dụng hệ thống tài chính - thuế thông minh để thay thế kế toán truyền thống, nhằm tăng hiệu suất làm việc và giảm chi phí lao động. Dù các công ty lớn vẫn có nhu cầu tuyển dụng kế toán, nhưng sự phổ biến nhanh chóng của các hệ thống AI tài chính, thuế có thể làm giảm nhu cầu đối với các vị trí kế toán truyền thống.
6. Dịch thuật ngôn ngữ hiếm
(Ảnh minh hoạ)
Trước đây, nhiều người tin rằng việc thành thạo một ngôn ngữ hiếm và trở thành phiên dịch viên là một con đường sự nghiệp đầy triển vọng. Tuy nhiên, sự tiến bộ vượt bậc của công nghệ dịch thuật AI đã khiến ngành này đối mặt với những thách thức lớn. AI không chỉ có độ chính xác cao mà còn chi phí thấp, có khả năng thay thế lao động thủ công trong nhiều nhiệm vụ dịch thuật cơ bản.
7. Công việc phân loại và giao hàng
(Ảnh minh hoạ)
Sự bùng nổ của thương mại điện tử đã giúp ngành logistics bước vào thời kỳ hoàng kim. Tuy nhiên, các công nghệ tự động hóa mới cũng đang dần thay thế nhiều vị trí truyền thống trong lĩnh vực này. Nhiều công ty đã bắt đầu sử dụng robot, máy bay không người lái (drone) và xe giao hàng tự động để thực hiện các nhiệm vụ phân loại và giao hàng, giúp giảm chi phí nhân công đồng thời tăng hiệu suất vận hành.
Những dự đoán trên khiến nhiều người bất ngờ, đặc biệt khi nhận ra rằng AI có thể ảnh hưởng đến cả những ngành nghề có tính chuyên môn cao. Điều này đồng nghĩa với việc nhu cầu về kỹ năng liên quan đến AI sẽ ngày càng gia tăng. Đối với sinh viên, việc thành thạo các kỹ năng liên quan đến AI sẽ mang lại lợi thế cạnh tranh lớn trên thị trường lao động trong tương lai.
Trong thời đại thay đổi nhanh chóng, thị trường việc làm có thể đầy thách thức, nhưng cũng chứa đựng vô vàn cơ hội. Để tạo dựng vị trí vững chắc trong thị trường lao động tương lai, thế hệ trẻ cần chủ động theo dõi xu hướng, trang bị kỹ năng toàn diện và phát triển tư duy sáng tạo.
T.Hà (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)