Danh mục

Ai là người Việt đã từ chối nhận giải Nobel Hòa bình gây chấn động quốc tế?

Thứ tư, 02/04/2025 08:06

Đứng trước vinh dự to lớn trở thành người châu Á được trao giải Nobel Hòa bình, nhưng vị chính khách của Việt Nam này lại kiên quyết từ chối nhận. Ông trở thành trường hợp duy nhất trong lịch sử Giải Nobel Hòa bình làm điều này.

Ông chính là Lê Đức Thọ - nhà ngoại giao, nhà đàm phán kiệt xuất của Việt Nam. Lê Đức Thọ tên khai sinh là Phan Đình Khải, sinh năm 1911, trong gia đình nhà Nho, tại làng Địch Lễ, tổng Đông Phù, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định (nay thuộc xã Nam Vân, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định). Ông là nhà lãnh đạo tài năng của Đảng và cách mạng Việt Nam. Ông nguyên là Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, nguyên Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, phụ trách nhân sự của Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 1956 đến năm 1982.

Năm 1929, Lê Đức Thọ kết nạp vào Đông Dương Cộng sản Đảng, được phân công phụ trách công tác thanh niên, học sinh và trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, khi Đảng vừa ra đời năm 1930.

Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, Lê Đức Thọ từng trải qua rất nhiều cam go, thử thách (hai lần bị bắt, tù đày tại những lao tù khắc nghiệt nhất) và luôn có mặt ở những nơi đầu sóng, ngọn gió của cách mạng, nhưng ông vẫn luôn giữ vững niềm tin tưởng, lạc quan vào sự nghiệp cách mạng vì nước, vì dân.

người Việt đã từ chối nhận giải Nobel Hòa bình gây chấn động quốc tế

Nhà ngoại giao Lê Đức Thọ. (Ảnh tư liệu)

Theo Thông tấn xã Việt Nam, tháng 5/1968, Bác Hồ gọi Lê Đức Thọ đến và cử làm cố vấn đặc biệt cho đoàn Việt Nam Dân chủ cộng hòa tại Hội nghị Pari bàn về chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Việt Nam.

Ông có cuộc đấu trí đi vào lịch sử trên bàn đàm phán với cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger (khi ấy là cố vấn đặc biệt về An ninh quốc gia Mỹ) vào năm 1973 tại Paris, nhằm mang lại hòa bình và sự thống nhất đất nước cho Việt Nam.

Vào thời điểm đó, người Việt muốn người Mỹ chấm dứt các hành động gây chiến tại Việt Nam để có thể thống nhất đất nước trong khi người Mỹ muốn mang vinh quang trở về. Những mong muốn đó đặt nặng lên vai hai nhà ngoại giao ở hai đầu chiến tuyến.

Sau khi Hiệp định Paris được ký vào ngày 27/1/1973, cả thế giới ca ngợi tài trí ngoại giao của Lê Đức Thọ. Ông và Henry Kissinger được Ủy ban Nobel chọn trao giải thưởng Nobel Hòa bình.

người Việt đã từ chối nhận giải Nobel Hòa bình gây chấn động quốc tế

Ông Lê Đức Thọ trao tặng bút cho tiến sĩ Kissinger sau khi hai bên ký tắt "Hiệp định chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam" ngày 23/1/1973. (Ảnh tư liệu)

Vào ngày đó, chỉ có Henry Kissinger bước lên nhận giải thưởng. Còn Lê Đức Thọ gây chấn động truyền thông quốc tế khi từ chối nhận giải thưởng, vì ông cho rằng hòa bình chưa thực sự lập lại trên đất nước và người xứng đáng nhận giải thưởng này là Nhân dân Việt Nam.

Trong bức thư giải thích về quyết định của mình gửi cho bà Aase Lionaes, Chủ tịch Ủy ban Giải thưởng Nobel của Quốc hội Na Uy năm đó, ông nêu rõ quan điểm:

"Bây giờ tôi nói về Giải thưởng Nobel. Chúng tôi biết, Giải thưởng Nobel là một giải thưởng lớn với thế giới. Từ xưa đến nay có ý nghĩa hết sức quan trọng. Nhưng tại sao tôi không nhận? Tôi không phải có khó khăn như bà nói đâu. Chỉ một điều là ai làm cho hòa bình? Bà biết rằng đây là giải thưởng Nobel cho hòa bình.

Mỹ tiến hành xâm lược đất nước tôi 20 năm. Người chống Mỹ và làm cho Mỹ thất bại, giành độc lập đưa hòa bình cho đất nước và cho cả khu vực này là chúng tôi. Người làm hòa bình là chúng tôi chứ không phải Mỹ.

Trong thư gửi Ủy ban Giải Nobel, tôi đã phân tích kỹ Mỹ tiến hành chiến tranh như thế nào? Nhưng Ủy ban Giải đã đặt ngang bằng kẻ xâm lược và người bị xâm lược, giữa kẻ gây chiến tranh và người tạo (làm) hòa bình. Coi chúng tôi cũng như Mỹ. Điều đó là sai lầm và tôi không thể chấp nhận như vậy. Vì vậy tôi đã không nhận Giải thưởng Nobel!”.

Sự khảng khái của huyền thoại ngoại giao Việt Nam khiến cho chính đối thủ của mình là Henry Kissinger cũng phải nể phục. Sau này, khi nhắc đến ông, Kissinger dành lời khen ngợi, nhận xét nhà lãnh đạo của Việt Nam là người kiên định và thông minh.

người Việt đã từ chối nhận giải Nobel Hòa bình gây chấn động quốc tế

Cố vấn ngoại giao Lê Đức Thọ và Tiến sĩ Henry Kissinger hai người được Trao giải Nobel Hoà Bình năm 1973. (Ảnh tư liệu)

Nói về Lê Đức Thọ, Henry Kissinger chia sẻ trong hồi ký: "Tôi đã có thể làm tốt hơn nếu như người đối diện bên bàn đàm phán Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam không phải là ông Lê Đức Thọ"; "Ông lúc nào cũng tỏ ra rất bình tĩnh, thái độ bao giờ cũng không có điều gì chê trách được. Ông hoàn toàn biết ông muốn gì và phục vụ lý tưởng của ông một cách tận tụy và khéo léo".

Với những đóng góp to lớn của mình cho đất nước, Lê Đức Thọ được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao vàng và nhiều Huân chương, danh hiệu vinh dự cao quý khác. Tên của ông được đặt cho nhiều tuyến đường phố tại các tỉnh, thành ở Việt Nam.

N.Minh (TH) (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)

Tin được quan tâm

Bắt đầu từ 15/5/2025: Người dân phải dùng sang Căn cước, không được dùng Căn cước công dân, đúng không?

Việc cấp đổi từ Căn cước công dân sang Căn cước cần được thực hiện theo đúng quy định pháp luật.
Kiến thức 2 ngày, 7 giờ trước

Luật mới năm 2025: Không còn Sổ đỏ hộ gia đình, người dân phải đi đổi sang mẫu mới, nếu không bị phạt 12 triệu?

Theo Luật đất đai 2024, thì từ nay không còn sổ đỏ ghi hộ gia đình, vậy người dân có bắt buộc phải đi đổi...
Kiến thức 3 ngày, 1 giờ trước

Tin vui: Công chức, viên chức được hưởng thêm 3-4 triệu đồng/tháng nhờ luật mới

Nhiều công chức, viên chức tại Hà Nội đang hưởng lợi từ chính sách tăng thu nhập theo Luật Thủ đô 2024, giúp cải thiện...
Kiến thức 2 ngày, 1 giờ trước

5 ngành học mà 'con nhà nghèo' không nên chọn

Trong bối cảnh hiện tại, có những ngành học có nguy cơ thất nghiệp cao, chi phí theo học lớn... nếu gia cảnh không khá...
Kiến thức 3 ngày, 1 giờ trước

Cán bộ, công chức từ 30/6/2025 không thực hiện điều này sẽ bị xem là không đáp ứng yêu cầu công việc

Theo Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số yêu cầu, đến ngày 30/6, toàn bộ lãnh đạo, cán bộ, công chức phải xử lý...
Kiến thức 2 ngày, 4 giờ trước

Những con giáp nào may mắn trong Tết Thanh Minh 4/4, tức thứ sáu, ngày 7 tháng 3 âm lịch

Đêm nay chúng ta bước vào tiết Thanh Minh (20:48) và tháng Canh Thân. Trong thời gian chuyển giao tiết khí, hãy chú ý nghỉ...
Đời sống số 3 ngày, 21 giờ trước

Tin cùng mục

Tháng 4 đã có khởi đầu tốt đẹp! 4 con giáp được ban phước lành, quý nhân nâng đỡ hết lòng, nếu nhà có người tuổi này mau đến nhận phúc

Tháng Tư cũng là thời điểm vận khí chuyển mình, mở ra cơ hội mới cho những con giáp may mắn. Với tài lộc và...
Kiến thức 1 ngày trước

Kể từ bây giờ, chỉ duy nhất 1 trường hợp này có thể rút tiền tại ATM nếu chưa xác thực sinh trắc học

Nếu chưa xác thực sinh trắc học thì có thể rút tiền tại cây ATM trong trường hợp nào, hãy cùng tìm hiểu.
Kiến thức 1 ngày trước

Đóng bảo hiểm xã hội chỉ mới 10 năm, có được hưởng luôn lương hưu từ 1/7/2025 không?

Theo đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, từ ngày 1/7/2025, người lao động tham gia bảo hiểm xã hội...
Kiến thức 1 ngày, 1 giờ trước

Loại gỗ từng làm củi đốt, chuồng lợn nay thành 'vàng trắng', bán một cây mua được '10 căn chung cư'

Khó tin là lại gỗ được săn lùng bởi giới sưu tầm và người giàu hiện nay lại từng có giá rẻ bèo, một thời...
Kiến thức 1 ngày, 1 giờ trước

Thủy điện lớn nhất Đông Nam Á thế kỷ 20 đang thần tốc về đích sau khi được rót 9.220 tỷ đồng để mở rộng

Mới đây, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), đại diện chủ đầu tư - Ban Quản lý dự án Điện 1 (EVNPMB1) và các...
Tin trong ngày 1 ngày, 1 giờ trước

Cho mượn xe bị phạt nguội, chủ xe hay người lái phải nộp phạt?

Bạn có biết, khi cho mượn xe mà bị ghi nhận lỗi vi phạm giao thông qua hệ thống camera phạt nguội, chủ xe (người...
Kiến thức 1 ngày, 1 giờ trước

Tin mới cập nhật

Ở Việt Nam, tên tỉnh nào mang ý nghĩa 'thịnh vượng muôn đời'?

Tỉnh này nằm ở khu vực trung tâm Đồng bằng sông Cửu Long, có tên gọi theo tiếng Hán - Việt là nơi 'thịnh vượng...
Kiến thức 51 giây trước

Số lượng biên chế cán bộ công chức sau sáp nhập tỉnh, xã theo đề xuất mới

Bộ Nội vụ chuyển Bộ Tư pháp thẩm định dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị...
Dòng sự kiện 30 phút trước

Thành phố đáng sống nhất Việt Nam dự kiến sau sắp xếp sẽ có 1 đặc khu nằm ở đâu?

Theo báo cáo của Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng, sau sắp xếp, dự kiến thành phố Đà Nẵng có 12 đơn vị hành...
Tin trong ngày 46 phút trước

Quần áo phơi xong vẫn có mùi hôi, thử vắt ít nước chanh vào máy giặt công dụng sẽ khiến bạn phải bất ngờ

Dù đã dùng nước xả vải lưu hương nhưng khi phơi khô quần áo vẫn có mùi khó chịu, hãy làm theo mẹo dưới đây....
Làm sao 51 phút trước

'Kỳ mộc' cực kỳ quý hiếm: Được coi như 'báu vật' với giá trị đắt hơn vàng, cả Việt Nam chỉ còn vài chục cây

Đây là loại gỗ quý hiếm, nổi tiếng ở Việt Nam, nó được coi như một 'báu vật' thực sự của hệ sinh thái ở...
Kiến thức 1 giờ, 1 phút trước

Từ nay: Người mắc bệnh hiểm nghèo được hưởng 100% BHYT, đúng không?

Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư số 01/2025/TT-BYT, quy định người mắc bệnh hiểm nghèo hưởng BHYT 100% mà không cần giấy chuyển...
Kiến thức 1 giờ, 6 phút trước

Người lao động nước ngoài không phải tham gia BHXH bắt buộc trong trường hợp nào?

Một số trường hợp người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam nhưng không phải tham gia BHXH bắt buộc cần lưu ý....
Doanh nghiệp 1 giờ, 7 phút trước

Vietcombank cảnh báo 4 số điện chắc chắn là lừa đảo, người dân cần đặc biệt chú ý

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) vừa đưa ra cảnh báo về một loạt đầu số điện thoại mạo danh tổng đài để...
Đời sống số 1 giờ, 8 phút trước

Năm 2025, đây là những hành vi bị nghiêm cấm trong việc sử dụng nhà chung cư theo quy định mới nhất

Theo quy định, các hành vi này bị cấm trong quản lý, sử dụng nhà chung cư. Người dân cần nắm rõ kẻo bị phạt....
Dòng sự kiện 1 giờ, 8 phút trước

Sắp bãi bỏ 11 nghị định về lao động và tiền lương, người dân hết sức lưu ý

Chính phủ đã ban hành Nghị định 44/2025/NĐ-CP, một động thái được kỳ vọng sẽ tạo bước ngoặt trong quản lý lao động, tiền lương,...
Kiến thức 1 giờ, 16 phút trước