Theo số liệu khảo sát thì có khoảng 80% số người cầm đũa sai cách, đây thực sự là con số đáng báo động khi đũa là vật dụng vô cùng quen thuộc đối với tất cả chúng ta. Mặc dù việc cầm đũa sai cách cũng không ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe, nhưng nó sẽ hình thành những thói quen xấu dẫn tới công việc cũng như tính cách của bản thân sau này.
Hãy xem những kiểu cầm đũa sai dưới đây để nhận biết và điều chỉnh phù hợp cho bản thân cũng như những người thân trong gia đình nhé.
1. Sai lầm phổ biến nhất
Ngón cái và ngón trỏ đặt phía trên, 3 ngón còn lại ở phía dưới, đôi đũa được kẹp ở giữa và tì lên ngón giữa.
2. Năm ngón tay để lộn xộn
Nghĩa là 5 ngón tách ra, đem chiếc đũa nâng ở giữa ngón út, điểm dùng sức ở chỗ hai đũa giao nhau
3. Cách cầm đũa kiểu hoa phong lan
Cầm đũa với ngón út chìa ra, ngón nhẫn làm điểm tựa cho đũa và ngón cái sẽ giữ chính.
4. Cầm đũa kiểu nắm chặt
Kiểu cầm đũa này có nghĩa là dùng một tay nắm lại, năm ngón tay giữ đũa ở giữa lòng bàn tay.
5. Cầm đũa kiểu cầm bút
Nghĩa là dùng một tay nắm lại, năm ngón tay giữ đũa ở giữa lòng bàn tay.
6. Cầm đũa kiểu chỉ tay
Cầm đũa với ngón trỏ chìa ra, đũa tì trên ngón nhẫn, và ngón giữa ở vị trí kẹp giữa hai chiếc đũa.
7. Cầm đũa kiểu vác lưng
Đũa được kẹp giữa ngón cái với các ngón còn lại, các ngón tay hơi cong, ở gần nhau nhưng không sát, ngón giữa linh hoạt.
Vậy đâu mới là kiểu cầm đũa đúng cách? Hãy xem hướng dẫn sau đây nhé.
Đây chính là kiểu cầm đũa đúng cách mà bạn nên học tập
Đũa được xác định gồm hai phần chính gồm phần động và phần tĩnh. Đối với phần động, tức cây đũa phía trên, kẹp phần giữa cây đũa giữa đầu ngón trỏ và phía trên phần móng ngón giữa, ngón cái đè lên để giữ cây đũa đó. Cây đũa phía dưới là phần tĩnh, được giữa bằng cách kẹp giữ đầu ngón giữa và phần móng ngón đeo nhẫn. Giống với nguyên tắc đòn bẩy, với cây đũa tĩnh ở dưới được giữ nguyên, bạn chỉ cần chuyển động cây đũa động ở trên là có thể gắp được thức ăn.
Hạ Tú (Theo Giadinhvietnam.com)