Làm sạch giày thường xuyên
Giặt giày và phơi dưới ánh nắng mặt trời sẽ giúp giày không bị ẩm mốc và tạo mùi. Hoặc bạn có thể sử dụng chất khử trùng ngâm trước khi giặt để loại bỏ vết bẩn, vi trùng và mùi mốc trên đôi giày yêu thích của mình.
Lau giày bằng cồn
Để khử mùi mốc trong giày, bạn chỉ cần dùng cồn lau khắp bên ngoài và bên trong giày. Sau đó đem phơi nắng hoặc để nơi khô ráo. Cồn sẽ giúp hút mùi ẩm mốc, làm sạch giày và cũng giúp tiêu diệt các loại vi khuẩn khác nhau.
Cố gắng không đi giày ướt trong thời gian dài
Nếu bạn có nhiều hơn một đôi giày, bạn nên thay thế chúng. Bởi vì đi cùng một đôi giày mỗi ngày cũng là nguyên nhân chính của sự tích tụ vi khuẩn và cũng là nguyên nhân gây ra mùi khó chịu.
Sử dụng nước xịt chân và đi tất có chứa chất kháng khuẩn
Bạn có thể chọn sử dụng sản phẩm khử mùi hôi chân có chứa chất chống mồ hôi, giúp chân bạn luôn khô ráo. Mồ hôi là nguyên nhân gây ra mùi, nếu chân khô ráo cũng sẽ giúp giảm sự tích tụ của vi khuẩn. Ngoài ra, bạn nên chọn mang loại tất có chứa chất kháng khuẩn. Đi tất kháng khuẩn là cách đơn giản giúp giảm mùi trong giày một cách hiệu quả.
Dùng baking soda chà chân
Baking soda có đặc tính tẩy rửa và cũng hữu ích về mặt làm đẹp. Để loại bỏ mùi hôi chân, chỉ cần trộn baking soda với lượng nước vừa đủ, sau đó dùng dung dịch này để chà chân. Baking soda sẽ tiêu diệt vi khuẩn và vi trùng gây ra mùi hôi chân.
Khuyến khích đi chân đất
Nếu bạn không phải đến cơ quan làm việc hay đi ra ngoài gặp bạn bè thì hãy trực tiếp thư giãn đôi chân của mình bằng cách đi chân đất nhiều hơn. Đặc biệt khi ở trong nhà nên đi chân đất. Đó là một cách tốt để giúp giữ cho đôi chân của bạn không có mùi hôi. Tuy nhiên, nếu phải đi ra khỏi nhà mà không phải là những lý do quan trọng thì hãy đi những đôi dép để đôi chân của bạn được "thở".
Rỗ bàn chân
Rỗ bàn chân là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn ở lớp biểu bì của lòng bàn chân khiến chân bong tróc và có mùi hôi. Nó phổ biến nhất ở những người đi giày kín trong thời gian dài. Việc đi giày kín trong thời gian dài tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Chân có mùi hôi thường không ngứa nhưng lại có hiện tượng bong tróc da chân, da ẩm và có mùi hôi.
Nếu bạn mắc bệnh này, cố gắng tham khảo ý kiến của chuyên gia để bạn có thể tìm ra giải pháp xử lý phù hợp. Và đừng quên giữ cho đôi chân của bạn sạch sẽ. Bởi vì mặc dù bàn chân là cơ quan thấp nhất nhưng chúng cũng quan trọng không kém các bộ phận khác trên cơ thể.
Hoàng Anh (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)