1. Rau lạ, nấm lạ
Theo lương y Phạm Anh Đào, việc sử dụng các loại rau rừng, nấm rừng không rõ nguồn gốc tiềm ẩn nhiều rủi ro. Không phải loại nấm nào cũng ăn được, và việc tự ý hái nấm lạ về chế biến có thể dẫn đến ngộ độc, thậm chí tử vong. Vì vậy, hãy lựa chọn các loại nấm quen thuộc, có nguồn gốc rõ ràng như nấm kim châm, nấm đùi gà để đảm bảo an toàn cho bữa lẩu của bạn.
2. Kinh giới và lẩu gà
Loại rau cấm thả vào nồi lẩu, tránh làm hại cơ thể
Trong Đông y, thịt gà thuộc tính phong mộc, tác động đến tạng can, trong khi kinh giới có vị cay, tính ấm, phá kết khí, hạ ứ huyết. Sự kết hợp này có thể gây ra các triệu chứng như chóng mặt, ù tai, run rẩy, ngứa ngáy... Bên cạnh đó, thịt gà cũng "kỵ" với cà chua và tỏi, nên tránh kết hợp chúng trong món lẩu gà để đảm bảo hương vị và an toàn cho sức khỏe.
3. Cà chua và lẩu hải sản
Hải sản vốn chứa arsen pentavenlent. Khi kết hợp với các loại rau giàu vitamin C như cà chua, có khả năng tạo ra asen trioxide (thạch tín), một chất độc gây nguy cơ ngộ độc cao nếu ăn nhiều. Vì vậy, tốt nhất bạn nên tránh cho cà chua vào lẩu hải sản để bảo vệ sức khỏe.
4. Mồng tơi và lẩu bò
Thịt bò có tính ôn, trong khi rau mồng tơi lại có tính hàn, vị chua, trơn nhớt. Sự kết hợp này có thể gây đau bụng, đầy bụng khó tiêu, nặng hơn là táo bón. Để tránh những khó chịu cho đường ruột, hãy cân nhắc lựa chọn các loại rau khác phù hợp với lẩu bò hơn.
5. Rau không rõ nguồn gốc
PGS.TS. Nguyễn Duy Thịnh (Khoa Công nghệ thực phẩm, Đại học Bách Khoa Hà Nội) nhấn mạnh tầm quan trọng của việc lựa chọn rau sạch, có nguồn gốc rõ ràng khi ăn lẩu. Hiện nay, nhiều loại rau được bày bán trên thị trường có thể chứa dư lượng thuốc trừ sâu, thuốc tăng trưởng hoặc được trồng ở những nơi ô nhiễm. Để đảm bảo an toàn, bạn cần rửa sạch rau nhiều lần, ngâm với nước muối hoặc dung dịch rửa rau trước khi chế biến.
6. Rau dễ gây dị ứng
Các chuyên gia khuyến cáo nên tránh sử dụng những loại rau dễ gây ngộ độc hoặc dị ứng như dọc mùng, nấm lạ, rau lạ, rau dại, lá môn ngứa khi ăn lẩu. Đối với những người có cơ địa nhạy cảm, các loại rau này có thể gây ra những phản ứng khó chịu như nổi mề đay, ngứa ngáy, khó thở...
Những lưu ý quan trọng để ăn lẩu an toàn và ngon miệng:
- Không ăn ngay khi vừa nhúng: Hãy để thức ăn nguội bớt trước khi ăn để tránh bị bỏng niêm mạc miệng và thực quản.
- Không ăn lẩu quá lâu: Việc ăn quá lâu có thể gây áp lực lên hệ tiêu hóa, dẫn đến suy yếu chức năng các cơ quan.
- Không vớt thức ăn khi nồi lẩu chưa sôi lại: Điều này làm tăng nguy cơ rối loạn tiêu hóa và ngộ độc do vi khuẩn chưa được tiêu diệt.
- Không ăn thực phẩm nhúng quá tái: Đồ sống không chỉ khó tiêu mà còn tiềm ẩn nguy cơ nhiễm khuẩn, ký sinh trùng.
- Không cho quá nhiều ớt, sa tế: Việc lạm dụng các gia vị cay nóng có thể gây kích ứng và tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa.
Lam Vy (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)