Đây là 6 dấu hiệu chứng minh bạn là người "nghiện" mua sắm chính hiệu:
Thường xuyên mua những thứ không cần thiết hoặc không có ý định mua
Người "nghiện" mua sắm thường mua những thứ không cần thiết chất thành đống trong nhà và không bao giờ sử dụng chúng một lần. Hoặc thường mua những thứ mà bản thân không định mua nhưng sau đó lại bỏ chúng vào giỏ hàng?
Mua sắm mỗi khi bạn cảm thấy tức giận hoặc gặp việc không như ý
Khi mọi người cảm thấy tức giận, buồn bã hoặc thất vọng, có nhiều cách để thể hiện cảm xúc tiêu cực. Nhưng một số người tìm cách trút bỏ cảm xúc khi mua sắm thật nhiều mà không quan trọng giá cả hoặc bản thân có thực sự muốn hay không. Nói một cách đơn giản, bạn mua càng nhiều, cơn giận của bạn càng được giải tỏa. Hành vi này là một trong những triệu chứng của những người "nghiện" mua sắm. Bởi vì họ đưa ra quyết định mua hàng dựa trên cảm tính hơn là lý trí. Và hành vi này cuối cùng có thể dẫn đến chi tiêu không cần thiết.
Đặc biệt hào hứng khi đi mua sắm
Với những người "nghiện" mua sắm họ phấn khích khi đến lúc mua đồ. Nghiên cứu chỉ ra rằng, trong khi mua sắm hoặc để sản phẩm vào giỏ và thanh toánsẽ kích thích hormone adrenaline tiết ra nhiều hơn gây hưng phấn. Nó cũng tạo ra dopamine, hormone tạo cảm giác tốt.
Sau khi mua sắm, bạn cảm thấy tội lỗi hoặc hối tiếc
Như đã nói phía trên, những người nghiện mua sắm có xu hướng mua những thứ không cần thiếthoặc không định mua. Vì vậy, khi có thể bình tĩnh lại và nhìn đồ chất đống trong nhà bạn sẽ cảm thấy hối hận vì trót "vung tay" mua quá nhiều.
Vào những ngày không đi mua sắm, bạn cảm thấy lo lắng, bồn chồn
"Nghiện" mua sắm gần như không khác gì một cơn "nghiện" chơi game, nghiện rượu hoặc nghiện mạng xã hội... Bởi những người mắc chứng "nghiện" mua sắm nếu vào những ngày họ không mua đồ hoặc không tiêu tiền sẽ bắt đầu cảm thấy lo lắng, bồn chồn, không thể ngồi yên, như thể thiếu một thứ gì đó. Đó là bởi vì những tín đồ mua sắm đã quen với việc tiêu tiền.
Mua sắm quá đà khiến bạn gặp vấn đề về tài chính hoặc ảnh hưởng đến các mối quan hệ
Mua quá nhiều thứ dễ dẫn đến vấn đề tài chính trong tương lai, vì nếu bạn có thói quen chi tiêu quá tay, bạn sẽ không có tiền tiết kiệm. Chi tiêu nhiều hơn thu nhập và cuối cùng dẫn đến các vấn đề nợ. Nghiện mua sắm cũng có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ với những người xung quanh, vì phụ nữ có thể phải nói dối các thành viên trong gia đình để che giấu thói quen mua sắm tốn kém của mình. Hoặc nói dối để tránh bị ai đó thân thiết trách móc về thói quen tiêu xài vô ý thức của mình.
Thực tế là mua đồ bằng số tiền mình kiếm được bằng chính sức lao động của mình để tạo ra hạnh phúc và tự thưởng cho bản thân, điều đó không sai. Nhưng nếu chi tiêu thiếu thận trọng, mua những thứ bạn không cần hoặc bội chi đến mức ảnh hưởng đến tình hình tài chính và mối quan hệ thì tốt hơn hết nên dừng lại hoặc suy nghĩ thật kỹ ở thời điểm trước khi mua hàng để không phải đau đầu khi đối mặt với các vấn đề khác nhau xảy ra sau này.
Ánh Dương (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)