1. Chỉ quan tâm đến bản thân
Người càng ích kỷ càng dễ "lấy mình làm trung tâm".
Mặc dù việc "trước tiên lo cho bản thân, sau đó mới lo cho người khác" là bản tính của con người, không có gì sai. Nhưng những người ích kỷ sẽ không bao giờ "suy nghĩ cho người khác".
"Chỉ quan tâm đến bản thân" không chỉ trong mối quan hệ với bạn bè, mà còn thể hiện cả khi ở bên gia đình. Những kẻ này ra ngoài không bao giờ nhắc đến gia đình, cũng không suy nghĩ cho gia đình, không đáng để kết giao.
Hãy tránh xa những người sống chỉ biết đến mình nếu giao tiếp quá sâu với loại người này, sớm muộn gì bạn cũng sẽ thiệt thòi.
2. Không có tình cảm
Sự khác biệt lớn nhất giữa người và thú vật chính là con người có tình cảm, và trân trọng tình cảm.
Trong cuộc sống của chúng ta, những người không nhớ tới tình cảm có thể nói là "còn không bằng thú vật".
(Ảnh minh hoạ)
Người ích kỷ thường không nhận thức được giá trị của tình cảm. Họ cho rằng những gì họ nhận được là đương nhiên, là điều hiển nhiên mà họ được quyền nhận. Họ không biết cảm ơn, không biết cách báo đáp, và thậm chí là không muốn báo đáp.
3. Cố chấp, độc đoán
Người ích kỷ thường cố chấp và độc đoán. Họ tự cho mình là đúng, không lắng nghe ý kiến của người khác, không tôn trọng quan điểm của người khác, và luôn muốn ép buộc người khác phải theo ý mình.
Người thông minh sẽ không để bản thân phải "mắc kẹt" trong những mối quan hệ vô dụng, cũng sẽ không "cố gắng thay đổi lựa chọn" của người khác.
(Ảnh minh hoạ)
Người cố chấp, độc đoán luôn "tự cao tự đại", ngoài "coi thường" mọi thứ, không chỉ không muốn nghe ý kiến của người khác, mà còn rất thích "chỉ đạo" cuộc sống của người khác.
Hãy cẩn trọng với những người luôn giới thiệu bản thân là chuyên gia, luôn đúng, và biết hết mọi thứ. Họ không bao giờ sẵn sàng học hỏi từ người khác.
4. Không bao giờ biết ơn
Một người có hiểu biết ơn hay không và có muốn biết ơn hay không là hai chuyện khác nhau.
Người không biết ơn là "nhận thức thấp kém", không hiểu được tình cảm của người khác giúp đỡ mình, nên không ý thức được và không biết cách đáp lại.
(Ảnh minh hoạ)
Nhưng người không muốn biết ơn thì khác. Từ đầu đến cuối đều hiểu rõ mình nợ người khác ân tình, thậm chí có thể biết rõ ân nhân đã "bỏ ra bao nhiêu tâm huyết" để giúp đỡ mình, chỉ là họ không muốn phải báo đáp.
Bạn phải hiểu rằng, người không bao giờ biết ơn không phải là "vô tri", mà là "ích kỷ", hãy tránh xa những người ích kỷ này, cuộc sống có thể "tránh được không ít phiền phức".
5. Tự tin thái quá
"Mạnh Tử" có câu: "Bệnh của con người, ở chỗ thích làm thầy dạy đời". Nói rằng nhược điểm lớn nhất của một người chính là luôn muốn làm "thầy dạy đời" cho người khác.
Câu này một mặt dạy người ta phải khiêm tốn, mặt khác lại dạy người ta "nhận biết người". Những người luôn thích làm "thầy dạy đời" cho người khác, thường "tự tin" rất nhiều, cho rằng quan điểm hay kiến thức của mình đủ "đứng vững", vì vậy mới có đủ "dũng khí" để yêu cầu người khác "cũng phải làm theo".
(Ảnh minh hoạ)
Nhưng dù sao con người cũng có khuyết điểm, không ai có thể "tuyệt đối đúng", tự xưng "thứ nhất" cuối cùng cũng không hợp lý.
Trong mắt người tự tin thái quá, mọi việc trên đời đều là "việc nhỏ", thường "coi thường người khác, tự ca ngợi bản thân", đọc sách không tìm hiểu kỹ, làm việc không màng đến kết quả. Luôn luẩn quẩn trong cái vòng giữa thực tế và ảo tưởng.
Thu Hà (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)