1. Rõ ràng về tài chính
Người xưa có câu: "Anh em không chung của, chung của thì đoạn tình".
Gia đình Hồ Tuyết Nham có bốn anh em, ông đứng thứ ba. Hồ Tuyết Nham đạt được thành công vang dội trong thương nghiệp, với tài sản trải rộng từ ngân hàng, cửa hàng tơ lụa đến hiệu thuốc. Ông không chỉ trở thành thương gia nổi tiếng mà còn xây dựng nên đế chế thương mại khổng lồ mang tên "Hồ Khánh Dư Đường."
Dù tình cảm với em trai Hồ Nguyệt Kiều rất sâu đậm, nhưng hai người đều chọn lập nghiệp riêng. Hồ Tuyết Nham không bao giờ chọn người nhà vào các vị trí quản lý, và Hồ Nguyệt Kiều cả đời không làm việc tại "Hồ Khánh Dư Đường". Hồ Nguyệt Kiều vẫn tự mình buôn bán nhân sâm và lộc nhung.
3 quy tắc “tiền bạc” trong giao tiếp, càng biết sớm càng có lợi (Ảnh minh hoạ)
Để thu gom hàng hóa, Hồ Nguyệt Kiều thường xuyên phải đi Đông Bắc, chịu đựng cái lạnh khắc nghiệt, nhưng Hồ Tuyết Nham không can thiệp. Là một trong những nhà cung cấp cho "Hồ Khánh Dư Đường", nếu hàng hóa của Hồ Nguyệt Kiều không đạt chất lượng hoặc giá cả không phù hợp, Hồ Tuyết Nham cũng từ chối mua.
Anh em dù có tình cảm thắm thiết đến đâu, một khi đã liên quan đến tiền bạc và tài chính, cũng phải xử lý rõ ràng và công bằng. Tránh để tài chính mập mờ gây ra xung đột và tranh chấp, làm ảnh hưởng đến tình cảm gia đình.
Không khoe khoang sự giàu có
Người xưa có câu: "Nghèo ở chợ không ai hỏi, giàu trong núi có người thân."
Nhà vô địch Olympic Toàn Hồng Thiền, từ nhỏ đã sống trong cảnh nghèo khó. Mẹ cô mắc bệnh, anh trai phải bỏ học để đi làm kiếm tiền phụ giúp gia đình. Họ hàng ít qua lại, đừng nói đến việc giúp đỡ.
Không khoe khoang sự giàu có (Ảnh minh hoạ)
Năm 2021, tại Thế vận hội Tokyo, Toàn Hồng Thiền xuất sắc giành huy chương vàng môn nhảy cầu. Từ đó, nhà cô bỗng trở nên náo nhiệt, mỗi ngày có hàng chục đến hàng trăm người đến chụp ảnh, thăm hỏi. Nhiều người họ hàng xa ít liên lạc trước đây cũng lần lượt không mời mà đến. Xe sang đậu đầy trước cửa, thậm chí còn có đội múa lân, trống chiêng rộn ràng.
Mẹ của Toàn Hồng Thiền khi trả lời phỏng vấn đã nói: "Trước đây tôi không biết mình có nhiều họ hàng đến thế". Bản chất con người là theo đuổi lợi ích và tránh né tổn thất, những người thực sự thông minh đã sớm nhận ra điều này. Học cách "tài không lộ ra ngoài" để tránh bị người khác nhòm ngó, gây ra những rắc rối không đáng có.
3. Ít cho vay tiền
Trong Tăng Quảng Hiền Văn có câu: "Cho vay như ban ơn, đòi nợ như cầu xin". Đôi khi, bạn cho vay vì nghĩ là giúp đỡ người khác, nhưng khi đòi lại có thể trở thành mối hận thù.
Năm 1980, Ngô Mạnh Đạt vì dính vào thói hư tật xấu mà nợ nần chồng chất. Không nhận được lời mời đóng phim, cuộc sống của ông rơi vào cảnh túng quẫn. Trong lúc tuyệt vọng, ông tìm đến bạn học cũ Châu Nhuận Phát, hy vọng người bạn lâu năm sẽ cho mình vay 300.000 đô la Hong Kong (hơn 971 triệu đồng) để vượt qua khó khăn. Tuy nhiên, Châu Nhuận Phát không trực tiếp cho ông vay tiền, mà lạnh lùng nói: "Anh tự nghĩ cách giải quyết."
Ngô Mạnh Đạt cảm thấy tức giận và thất vọng, cho rằng tình bạn giữa họ chỉ đến vậy. Không nhận được sự giúp đỡ từ bên ngoài, ông buộc phải tự mình vươn lên.
Ít cho vay tiền (Ảnh minh hoạ)
Ngô Mạnh Đạt tham gia diễn xuất trong bộ phim Thiên Nhược Hữu Tình, và nhờ bộ phim này, ông giành giải Nam diễn viên phụ xuất sắc nhất. Tại lễ trao giải, Ngô Mạnh Đạt mới biết được rằng chính Châu Nhuận Phát đã âm thầm giới thiệu ông cho vai diễn trong bộ phim này.
Châu Nhuận Phát tuy không cho vay tiền, nhưng đã lặng lẽ giúp đỡ ông từ phía sau. Sau khi biết sự thật, Ngô Mạnh Đạt thực sự hiểu và biết ơn sự giúp đỡ của Châu Nhuận Phát.
Trong bất kỳ mối quan hệ nào, cho vay tiền là tình cảm, không cho vay là trách nhiệm. Dù quan hệ có tốt đến đâu, cũng không phải mọi sự giúp đỡ đều có thể thực hiện. Giúp đỡ lúc hoạn nạn chứ không phải lúc nghèo khó. Thay vì cho vay tiền, giúp nuôi dưỡng lòng tham và sự lười biếng, tốt hơn hết là chỉ đường cho họ tự cứu mình.
Thu Hà (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)