Theo báo cáo "Lương thưởng phúc lợi 2024 tại Việt Nam" của Talenet, tỷ lệ tăng lương trong ngành công nghệ cao đang có dấu hiệu sụt giảm. Báo cáo được thu thập từ 594 doanh nghiệp nước ngoài và 59 doanh nghiệp trong nước, với dữ liệu từ 3481 vị trí và hơn 551.380 người lao động tại Việt Nam. Sự thay đổi này cho thấy sự cạnh tranh gay gắt trong việc cân đối ngân sách lương thưởng, đặc biệt là trong bối cảnh sự phát triển mạnh mẽ của AI đang thay đổi cách thức hoạt động của nhiều doanh nghiệp.
Năng lượng tái tạo dẫn đầu mức tăng lương năm 2024
Thị trường lao động năm 2024 chứng kiến sự thay đổi đáng kể về mức tăng lương giữa các ngành nghề. Năng lượng tái tạo đã vươn lên dẫn đầu với mức tăng 7,2%, vượt qua Công nghệ cao (trước đây là ngành dẫn đầu) và Thương mại.
Năng lượng tái tạo vươn lên dẫn đầu, vượt qua Công nghệ cao và Thương mại
Trong khi đó, ngành Công nghệ cao phải đối mặt với thách thức trong việc cân đối ngân sách lương thưởng sau sự phát triển mạnh mẽ của AI, dẫn đến mức tăng lương giảm xuống.
Hóa học và Cung ứng là hai ngành khác ghi nhận mức tăng lương đáng kể, cùng đạt 7,0%, xếp thứ hai trong danh sách. Ngược lại, Tài chính ngân hàng, Tài chính phi ngân hàng và Dầu khí & Khai Khoáng ghi nhận mức tăng lương thấp nhất, lần lượt là 5,9%, 5,6% và 4,8%.
Bên cạnh đó, báo cáo cũng chỉ ra sự gia tăng đáng kể của thế hệ Gen Z trong thị trường lao động. Năm 2025, Gen Z sẽ chiếm hơn ¼ lực lượng lao động, và sẽ trở thành lực lượng nòng cốt của thị trường lao động trong vòng 5 năm tới.
Doanh nghiệp cần đầu tư vào đào tạo và phát triển để Gen Z sẵn sàng đảm nhận những vị trí quan trọng trong tương lai, tận dụng tối đa tiềm năng của nguồn nhân lực trẻ này.
Thị trường lao động 2024: Ổn định nhưng đầy thách thức
Mặc dù nền kinh tế Việt Nam ghi nhận mức tăng trưởng nhẹ 5,8% trong năm 2024, cao hơn mức 5,1% của năm 2023, nhưng lạm phát cũng tăng từ 3,3% lên 3,7%, tạo áp lực lên thị trường lao động. Điều này dẫn đến tâm lý muốn ổn định công việc của người lao động, thể hiện qua tỷ lệ nghỉ việc tự nguyện giảm.
Mức lương Công nghệ cao trước đó đang dẫn đầu
Tại các công ty đa quốc gia, con số này giảm đáng kể từ 14,2% năm 2023 xuống còn 6,5% năm 2024.
Tuy nhiên, để cân đối ngân sách, nhiều doanh nghiệp phải đưa ra những giải pháp như giảm tăng lương và cắt giảm nhân sự. Tỷ lệ doanh nghiệp dự định giảm số lượng nhân sự đã tăng hơn 6% so với năm ngoái.
Số lượng doanh nghiệp chắc chắn về kế hoạch tuyển dụng năm tới tăng lên, thể hiện qua việc tỷ lệ công ty dự đoán không thay đổi cơ cấu nhân sự tăng từ 39% lên 45,9%, trong khi số công ty chưa đưa ra quyết định giảm từ 23% xuống còn 5,4%.
Trong hoàn cảnh này, vẫn có những tín hiệu rất tích cực. Tỷ lệ công ty tuyển dụng thêm tăng từ 37% năm 2023 lên 41,4% năm 2024, cho thấy nhu cầu nhân lực vẫn tồn tại.
Mức lương tại TP.HCM vẫn dẫn đầu
Theo báo cáo lương thưởng phúc lợi 2024 của Talenet, mức lương trung bình trên toàn quốc đã giảm so với năm 2023, phản ánh tình hình kinh tế suy giảm.
Ngành Thương mại
Dù giảm nhẹ 2%, TP.HCM vẫn là khu vực có mức lương trung bình cao nhất, với mức chênh lệch lớn hơn 17% so với Hà Nội và cao hơn 25% so với Đà Nẵng. Tuy nhiên, khi tính cả thu nhập, khoảng cách này thu hẹp xuống còn 16% và 21%.
Các khu vực khác ở miền Bắc và miền Trung ghi nhận tỷ lệ giảm lương cơ bản cao hơn so với năm 2023, với mức giảm lần lượt là 7% và 9%.
Tỷ lệ tăng lương của các doanh nghiệp đa quốc gia cũng giảm nhẹ từ 6,7% xuống còn 6,5% trong năm 2024, nhưng được dự đoán sẽ tăng nhẹ trong năm 2025.
Thu Hà (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)