Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023
Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 được Quốc hội thông qua vào ngày 09/01/2023 tại kỳ họp bất thường lần thứ 2 khóa XV.
Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 gồm 12 chương với 121 điều luật.
Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy định về quyền, nghĩa vụ của người bệnh; người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh; cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; chuyên môn kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh; khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền và kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại; khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo, không vì mục đích lợi nhuận; chuyển giao kỹ thuật chuyên môn về khám bệnh, chữa bệnh; áp dụng kỹ thuật mới, phương pháp mới và thử nghiệm lâm sàng; sai sót chuyên môn kỹ thuật; điều kiện bảo đảm hoạt động khám bệnh, chữa bệnh; huy động, điều động nguồn lực phục vụ công tác khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A hoặc tình trạng khẩn cấp.
Một số điểm đáng chú ý tại Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023- Thay thế tên gọi của “Chứng chỉ hành nghề khám bênh, chữa bệnh” thành “Giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh”.
- Phương thức cấp Giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh sẽ chuyển từ quy định xét duyệt hồ sơ sang quy định phải kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề trước khi cấp Giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.
- Giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh có thời hạn 05 năm và để được gia hạn Giấy phép hành nghề thì phải đáp ứng yêu cầu về cập nhật kiến thức y khoa liên tục theo quy định.
- Việc chuyển đổi từ “Chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh” được cấp trước ngày 01/01/2024 sang “Giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh” sẽ được thực hiện theo lộ trình do Chính phủ quy định và thực hiện việc gia hạn theo định kỳ 05 năm một lần kể từ ngày chuyển đổi.
Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2024, trừ trường hợp quy định tại các khoản 3, 4, 5, 6, 7, 8 và 9 Điều 120 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023.
Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 sẽ hết hiệu lực kể từ ngày Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 có hiệu lực thi hành.
Luật Đấu thầu 2023
Luật Đấu thầu là một trong 08 Luật được thông qua tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV ngày 23/6/2023.
Luật Đấu thầu gồm 10 chương với 96 điều luật.
Luật này quy định về quản lý nhà nước đối với hoạt động đấu thầu; thẩm quyền và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động đấu thầu; hoạt động lựa chọn nhà thầu thực hiện gói thầu, hoạt động lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư kinh doanh.
Luật Đấu thầu sửa đổi nhiều quy định đáng chú ý, cụ thể:- Sửa đổi, bổ sung quy định về hành vị bị cấm trong hoạt động đấu thầu so với Luật Đấu thầu 2023.
- Bổ sung một số trường hợp lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt được quy định tại Quyết định số 17/2019/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ được áp dụng hình thức chỉ định thầu.
- Bổ sung quy định về hình thức chào hàng cạnh tranh tại Điều 24 Luật Đấu thầu 2023.
- Bổ sung quy định về ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu.
- Bổ sung quy định về giá gói thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu tại khoản 2 Điều 39 Luật Đấu thầu 2023.
- Thay đổi mức bảo đảm dự thầu trong hồ sơ mời thầu.
- Bổ sung chương riêng quy định về đấu thầu trong lĩnh vực y tế
- Bổ sung quy định về ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu
Theo đó, Điều 10 Luật Đấu thầu 2023 quy định cụ thể các đối tượng được hưởng ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu bao gồm:
Hàng hóa có xuất xứ Việt Nam.
Sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Nhà thầu trong nước sản xuất hàng hóa có xuất xứ Việt Nam phù hợp với hồ sơ mời thầu.
Nhà thầu nước ngoài liên danh với nhà thầu trong nước mà nhà thầu trong nước đảm nhận từ 25% trở lên giá trị công việc của gói thầu.
Nhà thầu trong nước tham dự thầu với tư cách độc lập hoặc liên danh với nhà thầu trong nước khác khi tham dự đấu thầu quốc tế.
Nhà thầu là doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Nhà thầu là doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của pháp luật.
Nhà thầu có sử dụng số lượng lao động nữ từ 25% trở lên; số lượng lao động là thương binh, người khuyết tật từ 25% trở lên; số lượng lao động là người dân tộc thiểu số từ 25% trở lên.
Luật Đấu thầu 2023 có hiệu lực từ ngày 01/01/2024 và thay thế Luật Đấu thầu 2013.
Luật Thi đua, Khen thưởng 2022
Quốc hội thông qua Luật Thi đua, khen thưởng 2022 ngày 15/6/2022 tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV.
Luật Thi đua, khen thưởng 2022 gồm 8 chương với 96 điều luật.
Luật Thi đua, khen thưởng 2022 quy định về đối tượng, phạm vi, nguyên tắc, hình thức, tiêu chuẩn, thẩm quyền, trình tự và thủ tục thi đua, khen thưởng. Trong đó, đối tượng áp dụng là cá nhân, tập thể, hộ gia đình người Việt Nam; cá nhân, tập thể người Việt Nam định cư ở nước ngoài; cá nhân, tập thể người nước ngoài.
Điểm thay đổi nổi bật của Luật Thi đua, khen thưởng 2022 so với trước đó là việc nguyên tắc thi đua, khen thưởng có một số thay đổi, cụ thể:
- Về nguyên tắc trong thi đua: Tự nguyện, tự giác, công khai, minh bạch (Bổ sung “minh bạch” trong thi đua); đoàn kết, hợp tác và cùng phát triển.
- Về nguyên tắc trong khen thưởng: Chính xác, công khai, minh bạch, công bằng, kịp thời (Bổ sung “minh bạch” trong khen thưởng); bảo đảm thống nhất giữa hình thức, đối tượng khen thưởng và công trạng, thành tích đạt được (Yêu cầu có thêm tính thống nhất đối với công trạng, thành tích đạt được; không còn yêu cầu “tính chất” khen thưởng).
Một hình thức khen thưởng có thể tặng nhiều lần cho một đối tượng; không khen thưởng nhiều lần, nhiều hình thức cho một thành tích đạt được; thành tích đến đâu khen thưởng đến đó (điểm mới).
Chú trọng khen thưởng cá nhân, tập thể, hộ gia đình trực tiếp lao động, sản xuất, kinh doanh; cá nhân, tập thể công tác ở địa bàn biên giới, trên biển, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (điểm mới).
Không còn quy định về nguyên tắc kết hợp chặt chẽ động viên tinh thần với khuyến khích bằng lợi ích vật chất)
- Bảo đảm bình đẳng giới trong thi đua, khen thưởng.
Luật Thi đua, khen thưởng 2022 có hiệu lực từ ngày 01/01/2024 thay thế Luật Thi đua, khen thưởng 2003.
Hoàng Mai (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)