1. Câu chuyện 1
Cô vợ xinh đẹp cảnh cáo chồng mình:
- Anh đi đâu mà không về nhà trước 2 - 3h sáng thì em sẽ khóa luôn cửa khỏi vào!
Tuần đầu nghe có vẻ hiệu quả. Anh chồng ngoan ngoãn về nhà khá sớm. Nhưng tuần thứ hai mọi chuyện lại tái diễn, anh chồng mải vui với bạn bè không nhớ tới "giờ giới nghiêm". Cô vợ cứng rắn khóa cửa nhất quyết không cho chồng vào nhà. Tưởng hiệu quả. Ai ngờ, kết quả tới tuần thứ 3 chồng vẫn như thế. Và đơn giản là anh ta đi qua đêm không thèm về nhà luôn. Điều này khiến cô vợ vô cùng chán nản.
Sau đó, người vợ thông minh đã nghĩ ra một cách khác. Cô thay đổi:
- Nếu anh không về nhà trước 11h tối, tôi sẽ cứ mở cửa nhà và đi ngủ.
Từ đó vì quá kinh hãi, chồng lúc nào cũng về nhà đúng giờ...
=> Những quy định khắt khe không thể ép buộc được lòng người. Nó phải xuất phát từ lợi ích của người phải thực hiện thì mới có tác dụng.
2. Câu chuyện 2
Người chồng về nhà sau một ngày làm việc vất vả, vừa mở cửa nhìn đã thấy người vợ đang đánh con. Ông chồng không nói gì, nhẫn nhịn đi vào bếp tìm đồ ăn. Đúng lúc thấy nồi cháo trên bàn anh bèn múc một bát và ăn ngon lành. Ăn xong, chồng bắt đầu quay ra dạy vợ, cách giáo dục tốt không phải là bạo lực mà phải nói triết lý. Người vợ lên tiếng:
- Em vừa vất vả nấu nồi cháo ngon thế này, thế mà nó lại đi đổ nước tiểu vào, anh xem như thế thì ai mà nhẫn chịu được?
Người chồng nghe xong tức đỏ mặt, anh lập tức đứng dậy và tiến đến "dạy bảo" cậu con trai.
=> Nếu như chỉ đứng ngoài nhìn thì ai cũng có thể giữ được tâm thái hòa ái. Nhưng người trong cuộc lại có suy nghĩ khác. Do đó không nên vội vàng đánh giá ai đó, bởi vì bạn không nằm trong hoàn cảnh của họ.
2. Câu chuyện 3
Kẻ ăn xin: Bạn có thể cho tôi 100 nghìn không?
Khách qua đường: Nhưng tôi chỉ có 80 nghìn, được không?
Kẻ ăn xin: Được thôi, coi như bạn nợ tôi 20 nghìn, lần tới hãy nhớ trả nốt nhé!
=> Một số người luôn nghĩ rằng tất cả những người khác đang nợ mình. Sự phàn nàn và tham lam đã khiến cho sự khiêm nhường và lòng biết ơn của họ bị lu mờ.
Hạ Tú (Theo Giadinhvietnam.com)