Cái tên Nguyên Tiêu được người xưa giải thích: đêm là “tiêu”, đêm rằm tháng Giêng lại là đêm trăng tròn đầu tiên của một năm, nên gọi rằm tháng Giêng là Nguyên tiêu. Dân gian số đông theo phong tục thờ cúng tổ tiên thì Tết nguyên tiêu được hiểu là một ngày rằm lớn.
Tết Nguyên Tiêu trở thành một sinh hoạt tao nhã mang nhiều ý nghĩa trong khung cảnh tuyệt vời thơ mộng: người người nô nức đi ngắm đèn, ăn bánh trôi, thả hoa đăng, diễu hành, múa lân sư rồng…
Trong đó 2 yếu tố quan trọng không thể thiếu trong ngày Rằm là: lửa và thơ.
1. Yếu tố lửa
Nguồn gốc của yếu tố lửa xuất phát từ các tích truyện: ngày xưa có một con thiên nga từ trên thiên đình bay xuống hạ giới đã bị một người thợ săn bắn chết.
Để trả thù cho con thiên nga, Ngọc Hoàng đã sai một đội quân thiên đình đúng ngày 15/1 xuống hỏa thiêu toàn bộ con người và động vật dưới hạ giới.
Rất may cho loài người là có một số vị thần trên thiên đình không đồng ý với quyết định có phần hơi nặng tay của Ngọc Hoàng. Họ đã liều mình xuống hạ giới để hiến kế cho chúng sinh.
Thế là, nhà nhà treo đèn lồng và bắn pháo hoa để trên thiên đình tưởng rằng nhà cửa của họ đã bị phóng hoả. Nhờ đó mà loài người mới thoát khỏi cảnh diệt vong.
Ngoài ra, yếu tố lửa trong Tết Nguyên tiêu còn được lý giải là do bắt nguồn từ tập quán nông nghiệp của nông dân.
Yếu tố lửa vẫn duy trì đến ngày nay thể hiện qua tục treo đèn lồng vào ngày này. Mặt khác, màu đỏ của lửa trong văn hóa Đông Á là màu dương, màu của sự sống, của sự nhiệt thành… Nó thích hợp với tâm lý vui tươi, phấn khởi của người dân trong những ngày đầu năm.
2. Yếu tố thơ
Có thơ, không khí truyền thống an lạc vui vầy khắp chốn, cụ già và các con trẻ vui ca trong đêm Rằm nguyện mong cả năm luôn ngập tràn tình cảm yêu thương. Yếu tố thơ cũng được duy trì qua các hình thức sịnh hoạt ở nhiều nơi. Ngày thơ Việt Nam được tổ chức thường niên tại Văn Miếu Hà Nội vào đúng Rằm tháng Giêng.
Bài văn khấn cúng rằm tháng Giêng chuẩn nhất theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam
- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
- Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
- Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.
- Con kính lạy Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội họ nội họ ngoại.
Tín chủ (chúng) con là: ………………………………………..
Ngụ tại:………………………………………. ……………………..
Hôm nay là ngày Rằm tháng Giêng năm… gặp tiết Nguyên tiêu, tín chủ con lòng thành, sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, dâng lên trước án.
Chúng con kính mời ngày Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài Thần. Cúi xin các ngài linh thiêng nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.
Chúng con kính mời các các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ………………. nghe lời khẩn cầu, kính mời của con cháu, giáng về chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.
Tín chủ con lại kính mời Ông bà Tiền chủ, Hậu chủ tại về hưởng lễ vật, chứng giám lòng thành phù hộ độ trì cho gia chung chúng con được vạn sự tôn lành. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng an bình.
Những kiêng kỵ khi cúng rằm tháng Giêng
Gia đình nào có chủ sự vướng hạn Cửu Diệu: La Hầu, Thổ Tú, Kế Đô… nếu không an tâm, có thể đi xin sớ giải hạn. Có thể thêm đĩa gạo, muối, bỏng gạo… cúng các hương linh cô thổ ngoài ban công. Lưu ý, nếu cúng như vậy, nhớ thắp hương xong thì đóng cửa ban công cho đến khi tàn hương.
- Thông tin bài viết mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm -
Theo Khoevadep.com.vn