Quy tắc 1: Tôn trọng bất kỳ ai và không coi thường bất kỳ ai ở nơi làm việc
Biết tôn trọng người khác là phẩm chất cơ bản nhất trong xã hội, tình đồng nghiệp thân thiết, gắn bó chặt chẽ với nhau chắc chắn là nền tảng để bạn phát triển dù trong bất kỳ môi trường nào. Đừng coi thường ai bởi có thể một ngày nào đó người mà bạn coi thường sẽ leo lên đỉnh cao.
Quy tắc 2: Nơi làm việc là để kiếm tiền, không phải để kết bạn
Nơi làm việc là để kiếm tiền, ai đến đây đều có mục đích, không biết một ngày nào đó những “người bạn” làm việc với nhau sẽ quay lưng lại với nhau vì lợi ích.
Quy tắc 3: Chỉ cạnh tranh với những người cùng chí hướng, không phải với những kẻ ngu ngốc
Cạnh tranh với những người có thể so sánh với bạn, ngay cả khi bạn thất bại thì đó cũng là một loại kinh nghiệm và sự trưởng thành.
Và một kẻ ngốc sẽ chỉ kéo bạn đến gần hơn với sự ngu ngốc của anh ta và đánh bại bạn theo logic của anh ta.
Quy tắc 4: Tham gia vào các bè phái là tìm đến “cái chết”
Lãnh đạo của bất kỳ công ty nào cũng không thích thành lập “bè phái”, đừng để sự nghiệp của mình bị ảnh hưởng bởi những vấn đề ngoài lề như vậy.
Quy tắc 5: Ngừng phàn nàn với đồng nghiệp vì nó không giải quyết được vấn đề gì và nó sẽ hạ thấp uy tín của bạn
Sự vui nhộn, thân thiết nhất thời khiến bạn sảng khoái nhưng cũng để đồng nghiệp biết được điểm yếu của bạn, đừng phàn nàn và chia sẻ quá nhiều nơi công sở.
Quy tắc 6: Bị lãnh đạo ''lừa'' là chuyện bình thường, bởi vì lãnh đạo mà không ''lừa'' được thì không phải là lãnh đạo giỏi
Là lãnh đạo, ai cũng có nghệ thuật điều khiển con người. ''Đánh lừa'' cấp dưới đôi khi cũng là một cách quản lý và là một cách kích thích tiềm năng của cấp dưới.
Quy tắc 7: Thăng chức, tăng lương luôn là người thân với lãnh đạo nhất chứ không phải là “chủ xị” một mình một góc
Các nhà lãnh đạo cũng là con người và họ cũng đều có cảm xúc, vì vậy việc kết thân với lãnh đạo là việc cần thiết.
Quy tắc 8: “Con có khóc, mẹ mới cho bú” – đây là sự thật
Đây là sự thật, ngay cả nơi làm việc cũng vậy, kịp thời báo cáo những khó khăn gặp phải trong công việc, đồng thời xin ý kiến của lãnh đạo, nó sẽ khiến công việc của bạn thuận lợi hơn.
Quy tắc 9: Biết bạn đang làm việc cho ai
Bạn không thể trở thành người “ba phải” được, bạn phải biết sếp trực tiếp của bạn là ai, đó cũng là kim chỉ nam để bạn thực hiện một công việc nào đó.
Quy tắc 10: Khi thực hiện công việc, luôn có phương án A và B.
Đối với bất kỳ công việc nào cũng phải có các phương án thay thế, để nếu phương án A không hiệu quả thì vẫn có phương án B có thể thay thế, sao cho hoàn hảo nhất.
Quy tắc 11: Chuyện tình cảm công sở là điều tối kỵ nơi công sở
Trong công ty có tính cạnh tranh cao, nếu bạn yêu đồng nghiệp, người khác sẽ nghĩ rằng công việc của bạn chưa hoàn thành, tình cảm sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả công việc.
Ngoài ra, khi đối mặt với việc phải cắt giảm nhân sự, một trong những đối tác đang yêu nói chung sẽ bị “ưu tiên” hơn, điều này cũng làm tăng nguy cơ thất nghiệp.
Quy tắc 12: Từ bỏ những giao tiếp xã giao vì thứ quý giá nhất là thời gian
Bạn phải học cách cho mình không gian để tập trung làm việc và gia tăng giá trị của bản thân.
Quy tắc 13: Khen ngợi là phương tiện tốt nhất để rút ngắn khoảng cách giữa con người với nhau
Con người là “loài động vật” tình cảm, không ai lại không thích nghe mình khen ngợi, khen có chừng mực không phải là xu nịnh mà là biểu hiện của trí tuệ cảm xúc cao.
Quy tắc 14: Đừng tự ti, đừng kiêu ngạo, giao tiếp bình đẳng quan trọng hơn bất cứ thứ gì khác
Sự khiêm tốn quá mức sẽ khiến đối phương cảm thấy không thoải mái, giao tiếp với thái độ bình đẳng sẽ khiến đối phương tôn trọng bạn và đồng thời có được thông tin bạn muốn.
Quy tắc 15: Đừng đanh đá ở nơi làm việc, hãy học cách che giấu sự vụng về của mình
Khi năng lực của người khác không bằng bạn, nhiều kẻ xấu ở nơi làm việc sẽ ghen tị với bạn, ngấm ngầm đâm sau lưng bạn và che giấu sự vụng về của bạn một cách hợp lý là một trong những cách để bảo vệ bạn.
Hạ Tú (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)