Khi mới vào hậu cung
Năm 637, Võ Tắc Thiên vào cung năm 14 tuổi, được phong làm Tài Nhân, chồng là Đường Thái Tông Lý Thế Dân, năm đó Lý Thế Dân đã 39 tuổi. Đầu tiên, kết cấu hậu cung triều Đường gồm có Hoàng Hậu (1 người), Phu Nhân (4 người), Tần (9 người), Tiệp Dư (9 người), Mỹ Nhân (9 người), Tài Nhân (9 người). Nghĩa là phía trên địa vị Tài Nhân của Võ Tắc Thiên khi ấy còn có tổng cộng 32 người. Có thể nói, Võ Tài Nhân khi mới bước vào hậu cung đã gặp phải áp lực cạnh tranh rất lớn.
(Ảnh minh họa)
Võ Tài Nhân từ khi vào cung cho tới khi Đường Thái Tông băng hà tổng cộng là 12 năm nhưng rất không may trong khoảng thời gian đó Võ Tài Nhân không có được "thành tích" nào đáng kể trong sự nghiệp "cung đấu" (không sinh được người con nào cho hoàng đế). "Thành tích" sự nghiệp không tốt thì hậu quả vô cùng nghiêm trọng, sau khi Đường Thái Tông băng hà, Võ Tài Nhân bị đưa tới miếu làm ni cô sống tới già, khi ấy mới 26 tuổi.
(Ảnh minh họa)
Bước chuyển mình đi lên đỉnh cao
Sau khi Lý Thế Dân qua đời, Cửu hoàng tử nhà họ Lý là Lý Trị kế vị, tức Đường Cao Tông. Trong khoảng thời gian Lý Thế Dân bệnh nặng, Võ Tài Nhân và Lý Trị cùng nhau hầu hạ, chăm sóc cho hoàng đế, cuối cùng hoàng đế vẫn không khỏi bệnh nhưng họ lại nảy sinh tình cảm với nhau. Sau khi Lý Trị kế vị đã lập tức đón Võ Tài Nhân từ miếu ni cô về cung. Đồng thời, con đường thăng tiến của Võ Tài Nhân cũng được mở rộng. 5 năm sau, vào năm 31 tuổi đã trở thành Hoàng Hậu, bắt đầu tiếp quản hậu cung.
(Ảnh minh họa)
Những người phụ nữ bình thường lên đến ngôi vị Hoàng Hậu đã là đủ rồi nhưng Võ Hoàng Hậu vẫn còn mục tiêu to lớn hơn. Trải qua 20 năm, vào năm bà 51 tuổi được Đường Cao Tông gia phong làm “Thiên Hậu”, sánh ngang cùng Đường Cao Tông trở thành “Nhị Thán”, tham dự vào triều chính.
(Ảnh minh họa)
Bà mẹ nhẫn tâm
Năm Võ Hoàng Hậu 59 tuổi, Đường Cao Tông Lý Trị băng bà. Con trai thứ 3 của Võ Tắc Thiên là Lý Hiển lên kế vị, tức Đường Trung Tông. Tuy nhiên, Lý Hiển chỉ làm hoàng đế chưa tới 1 năm đã bị Võ Tắc Thiên phế bỏ. Người kế nhiệm ngai vị hoàng đế không ai khác chính là con trai thứ tư của bà - Lý Đán, lịch sử gọi là Đường Duệ Tông. Lý Đán làm hoàng đế 7 năm cũng bị mẹ ruột phế bỏ.
(Ảnh minh họa)
Năm Võ Tắc Thiên 66 tuổi, bà phế bỏ con trai Lý Đán (Đường Duệ Tông), tự mình xưng đế, đổi quốc hiệu thành “Chu”. Lý Đán từ hoàng đế bị giáng xuống thành hoàng tử, đổi họ thành Võ, xưng “Võ Luân”.
Đem quyền lợi trả về nhà họ Lý
Cùng với sự gia tăng tuổi tác, Võ Tắc Thiên cuối cùng vẫn phải suy nghĩ tới người kế nhiệm, bà có 2 sự lựa chọn, một là đem hoàng vị truyền cho con trai (người là họ Lý), hai là truyền ngôi cho cháu trai (người nhà họ Võ). Cuối cùng, thần thám Địch Nhân Kiệt đại nhân đã thuyết phục Võ Tắc Thiên quyết định truyền ngôi cho dòng dõi nhà họ Lý.
(Ảnh minh họa)
Nhưng làm hoàng đế đã quen nên không muốn chủ động nhường ngôi, có thể ngồi trên ngai vàng được ngày nào hay ngày đó. Cuối cùng, một vị Thừa tướng tên Trương Giản Chi thực sự đã không chịu nổi tình hình đó phát động cải cách ép Võ Tắc Thiên thoái vị.
Ngôi vị được truyền cho con trai thứ 3 của bà là Lý Hiển, Lý Hiển lên làm hoàng đế lần thứ 2, quyền lực lại quay về nhà họ Lý. Nhưng thời gian làm hoàng đế lần thứ hai của Lý Hiển cũng không dài, chỉ làm được 4 năm đã băng hà.
(Ảnh minh họa)
Tháng 11 năm 705, Võ Tắc Thiên băng hà tại cung Thượng Dương, hưởng thọ 82 tuổi, ích hiệu là “Tắc Thiên Thuận Thánh Hoàng Hậu”, kết thúc cuộc đời nhiều thăng trầm nhưng đầy huy hoàng có một không hai của nữ đế duy nhất lịch sử Trung Hoa.
Vũ Phong (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)