Võ Tắc Thiên chính là người đàn bà quyền lực, nữ hoàng đế duy nhất trong lịch sử khiến nhiều người sợ hãi lẫn khâm phục. Lịch sử đã ghi lại, dù đã trải qua quá nhiều sóng gió, bị nhiều người tìm cách hãm hại nhưng cuối cùng, Võ Tắc Thiên vẫn trở thành vị nữ hoàng đế duy nhất trong lịch sử. Vì số mệnh của bà vốn đã là như vậy rồi, có cản cũng không được.
Cuộc đời của một Võ tài nhân
Võ Tắc Thiên tên thật là Võ Chiếu, thường được gọi với tên Võ Mị Nương là do vua Đường Thái Tông ban tặng. Với ý nghĩa là người đẹp thùy mị, dịu dàng. Cái tên Mị Nương đã khiến nhiều người ghen tị khi được hoàng thượng cực kì sủng ái và được coi là người phụ nữ thông minh, xinh đẹp ở trong cung.
Bà chính là con của tướng sĩ Võ Sĩ Hoạch, một quý tộc có tiếng ở Sơn Tây bấy giờ. Mẹ bà họ Dương, xuất thân từ gia đình quý tộc nhà Tùy. Có lẽ vì vậy mà bà được thừa hưởng những điểm mạnh của cha mẹ. Dịu dàng, nết na, xinh đẹp, đặc biệt là vô cùng thông minh, mưu trí và dũng cảm.
Cuộc sống chốn cung cấm thật không dễ gì, thời gian đó, bà được vua Đường Thái Tông sủng ái, tuy nhiên, cũng vì điều này mà bà bị nhiều người ghen ghét, tìm cách hãm hại.
Không phải ngẫu nhiên bà bị cho là người phụ nữ quyền lực. Theo lời của một thái sử lệnh tênLý Thuần Phong – vị quan chịu trách nhiệm về âm dương và thiên văn của triều đại nhà Đường thì thời đó sẽ có chuyện ‘nữ chủ Võ thị’, tức là họ Võ sẽ lên ngôi, sẽ có người phụ nữ họ Võ cướp giang sơn của nhà Đường. Cũng nhân tiên đoán này, ông cho rằng, phải giết toàn bộ người họ Võ trong cung và Võ Mị Nương chính là người bị ‘chỉ điểm’.
Các quan thần trong chiều tìm cách giết Mị Nương nhưng không được vua Đường Thái Tông ủng hộ vì khi đó, ông rất sủng ái Mị Nương. Vả lại, ông cũng không tin nhiều vào mấy lời đó lắm. Dù vậy, Mị Nương vẫn chịu rất nhiều áp lực, chịu nhiều điều tiếng và bị nhiều người ghen ghét hãm hại trước sự sủng ái của bà.
Trong số những người ghét bỏ bà, cũng có những người rất yêu quý và ngưỡng mộ nên đã ngầm giúp đỡ. Đặc biệt là phải kể đến mối tình của bà và thái tử Lý Trị thời đó. Dù được vua Đường Thái Tông sủng ái xong dường như bà và thái tử mới thực sự là một cặp, hai người lén lút qua lại với nhau.
Trở thành người đàn bà quyền lực nhất lịch sử
Năm 649, Đường Thái Tông băng hà, theo luật lệ, Võ Mị Nương phải rời cung để vào chùa Cảm Nghiệp xuống tóc. Thái tử Lý Trị lên ngôi, tức là Đường Cao Tông. Năm 651, Đường Cao Tông đưa bà trở lại hoàng cung sau khi đi cúng tế cho cha tại chùa Cảm Nghiệp. Vương hoàng hậu, Hoàng hậu của Đường Cao Tông đã chủ động hỗ trợ đưa bà về vì khi đó Cao Tông đang sủng ái Tiêu thục phi và muốn dùng Võ Mị trong việc tranh giành quyền lực. Vậy là từ đây, cuộc đời mà lại bắt đầu sang trang mới và cũng chính là bắt đầu sự nghiệp ‘nữ chủ Võ thị’ của bà.
Tháng 5, năm 651, Võ Mị được phong Chiêu Nghi, việc phong Chiêu nghi được các đại thần thanh liêm đồng ý hết mình.
Năm 654, Võ Chiêu nghi sinh một con gái nhưng đứa trẻ bị chết sau khi sinh 1 tháng. Trước khi đứa trẻ chết, Vương hoàng hậu có đến thăm nên bị nghi ngờ là nhân cơ hội hạ độc thủ tiểu công chúa.
Năm 655, Vương hoàng hậu và Tiêu thục phi mời đồng cốt yếm bùa mong gian hại Võ Chiêu nghi nhưng bại lộ. Đường Cao Tông sau khi phát hiện đã phế bỏ hai người họ.
Tháng 10 năm 655, Đường Cao Tông phong Võ chiêu nghi làm Hoàng hậu. Bà bắt đầu thâu tóm quyền hành từ khi vua Đường Cao Tông bị đột quỵ, bà đã buông rèm nhiếp chính. Trải qua nhiều đời thái tử lên ngôi hoàng đế nhưng đều chỉ đứng sau bà, do bà nắm quyền hành toàn bộ. Vì lúc này, thế lực của bà trong chiều quá lớn, vả lại, các vị thái tử kia đều không có tài cán cai quản nước nhà.
Năm 667, Cao Tông quá yếu, giao cho thái tử Lý Cường giám quốc, thực ra vẫn do Võ hậu làm chủ. Năm 674, triều đình tôn Cao Tông là Thiên hoàng, Võ hậu là Thiên hậu. Võ Tắc Thiên thích dùng tôn xưng Thiên hậu cho đến tận khi làm hoàng đế.
Trong suốt thời gian làm hoàng đế, bà đã đưa ra nhiều chính sách mà đến bây giờ, sử sách cũng không phê phán bà. Nhất là chuyện bà đã gạt bỏ được tư tưởng trọng nam khinh nữ, đã đưa vào trong sử sách một cách nghĩ mới về người phụ nữ.
Tuy là một người đàn bà quyền lực và cũng giết hại nhiều người nhưng có vẻ, bà vẫn lập được nhiều công trạng mà lịch sử sau này cũng phải thừa nhận. Chỉ vì những tranh giành quyền lực trong chốn thâm cung mà bà đành phải tự bảo vệ mình, tự đứng lên nắm vững triều cương. Chỉ là bà không hề có ý định cướp giang sơn của Đại Đường.
Về sau, Tháng 9 năm 690, Võ thái hậu lên ngôi Hoàng đế cùng với sự nhường ngôi hoàng đế của Đường Duệ Tông, tức là con trai thứ 4 của bà Lý Đán. Bà quản lý triều chính khiến ai ai cũng phải nể sợ. Nhiều thế lực tìm cách hạ bà nhưng không thành. Sau này được lời can gián của trung thần, bà lập con trai mình là Lý Hiển lên làm thái tử rồi sau này thành hoàng đế. trở thành Thái thượng hoàng, rồi qua đời vào tháng 11 năm 705. Khi lâm chung bà yêu cầu dùng thụy hiệu là Hoàng hậu chứ không phải Hoàng đế, do đó không có miếu hiệu.
Theo Khampha.vn