Nói đến lịch sử Trung Quốc, đối với nhiều người mà nói thì Từ Hy là một tội nhân bán nước cầu vinh, là một thành viên trong hậu cung nhưng lại nắm đại quyền trong tay, kiểm soát triều chính, cuối cùng lại khiến quốc gia đi tới diệt vong. Một người phụ nữ khiến người khác phải căm hận như vậy, thế nên mỗi khi nhắc tới Từ Hy, mọi người thường dùng những lời lẽ châm biếm để hình dung về bà. Nhưng ngoài việc là một người phụ nữ bán nước hại dân, bà cũng là một người phụ nữ cô độc sống trong chốn thâm cung. Cuộc sống quả phụ hơn 40 năm trời như vậy bà đã trải qua như thế nào?
Năm Từ Hy được chọn vào cung, bà mới chỉ 17 tuổi, sau khi vào cung được chọn làm phi tử của vua Hàm Phong. 4 năm sau hạ sinh một người con trai, cũng chính là vua Đồng Trị sau này. Năm Từ Hy 26 tuổi, vua hàm Phong băng hà, kể từ đó Từ Hy bắt đầu cuộc sống quả phụ kéo dài hơn 40 năm trong chốn thâm cung lạnh lẽo. Trong khoảng thời gian đó, tuy Từ Hy cũng rất tích cực tranh quyền đoạt lợi, nhưng hễ rảnh rỗi thì lại cảm thấy rất buồn bã.
Bởi hậu cung khi ấy rất khó có thể tìm được hạng mục giải trí gì, hơn nữa trong chính sử cũng chẳng hề ghi chép việc Từ Hy bao dưỡng nam sủng như Võ Tắc Thiên. Trong dã sử tuy ít nhưng cũng không thể tin tưởng hoàn toàn. Chỉ riêng về điểm này đã có thể thấy, cuộc sống đời tư của Từ Hy cũng khá trong sạch, ít nhất thì không hỗn loạn như trong các truyền thuyết dân gian.
Đọc lịch sử thì tốt nhất vẫn nên đọc chính sử, đừng tin vào những câu chuyện truyền thuyết dã sử mà dân gian truyền miệng. Nếu như đã không có cuộc sống đời tư hỗn loạn, vậy thì Từ Hy đã trải qua khoảng thời gian vô vị đó như thế nào? Bởi ít nhất cũng phải tìm việc gì đó để làm chứ? Từ Hy đã dùng thư pháp và hội họa để giết thời gian, hơn nữa còn chép tâm kinh. Nhìn từ góc độ nghệ thuật thì bản tâm kinh chép tay này cũng là giai đoạn nhập môn của thư pháp.
Tuy thư pháp bình thường, nhưng bà cũng lại có trình độ nhất định về mảng hội họa. Trong khoảng thời gian hơn 40 năm làm quả phụ, bà có đủ thời gian để theo học danh sư, chỉ cần chuyên tâm thêm một chút thì cũng có thành tích đáng nể. Vì thế, chúng ta có thể thấy được bút pháp của Từ Hy cũng rất thanh thoát trong tác phẩm của bà, hơn nữa còn có một chút phong thái hào hoa, quý phái bên trong.
Vũ Phong (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)