Danh mục

Trong thời cổ đại, tại sao phụ nữ có thể chịu đựng được việc chồng lấy vợ lẽ? Họ không biết ghen sao?

Thứ tư, 09/03/2022 06:26

Trong thời cổ đại Trung Quốc, đàn ông lấy năm thê bảy thiếp, người vợ không những không phản đối mà ngược lại còn cổ vũ chồng nạp thiếp. Điều này có lẽ đã vượt ngoài tư duy nhận thức của nhiều người.

Trong suy nghĩ của nhiều người, thời cổ đại tuy là theo chế độ một chồng nhiều vợ, nhưng người vợ sao có thể chịu đựng được việc chồng mình lấy vợ lẽ? Thực ra việc này không hề đơn giản như chúng ta nghĩ, đằng sau đó là một hiện thực vô cùng tàn khốc.

lịch sử Trung Quốc, lịch sử Trung Hoa, thời cổ đại, nạp thê thiếp thời cổ đại

Trong thời cổ đại Trung Quốc, tại sao phụ nữ có thể chịu đựng được việc chồng lấy vợ lẽ? (Ảnh minh họa)

Điểm thứ nhất: Phản ứng của người vợ khi chồng nạp thiếp

Không nói tới thời cổ đại, chỉ nói đơn thuần thời hiện đại, nếu trong gia đình, người đàn ông ngoại tình thì người phụ nữ ngoài việc khóc lóc rất có thể sẽ làm chuyện rùm beng lên. Cô sẽ cho cả thiên hạ biết tai tiếng của chồng mình, điều này cũng chẳng thể trách cô được, vì vốn dĩ người đàn ông đã làm ra một việc sai trái. Thế nhưng nếu trong thời cổ đại, những chuyện như vậy sẽ chẳng bao giờ xảy ra, thậm chí trong một số trường hợp cực đoan, người vợ còn tích cực cổ vũ cho chồng mình lấy vợ lẽ.

Ví dụ như trong thời Minh của Trung Quốc. Lý Thiện Trường khi tuổi đã cao mà vẫn lấy một cô vợ lẽ trẻ tuổi. Còn trong thời Tam Quốc, Tư Mã Ý cũng lấy một cô vợ bé khi đã vào độ tuổi sắp sửa sang Tây Thiên. Khi làm việc này, vợ của họ chẳng có một ai đứng ra phản đối, thậm chí chẳng hề có cơ hội để phản đối.

lịch sử Trung Quốc, lịch sử Trung Hoa, thời cổ đại, nạp thê thiếp thời cổ đại

Nếu như tính theo một tỉ lệ thì trong thời cổ đại có thể nói dường như trong đa số các gia đình, khi người đàn ông chuẩn bị nạp thiếp (lấy vợ lẽ), người phụ nữ là vợ của anh ta sẽ không có bất kỳ ý kiến phản đối nào mà ngược lại còn ủng hộ hoặc thông cảm cho họ. Nhưng vẫn không loại trừ một số người phụ nữ cực kỳ ghét việc chồng mình lấy vợ lẽ. Ví dụ như vợ của Thích Kế Quang, khi biết chồng mình đã lấy thêm vợ lẽ, một thân một mình đích thân tới đại doanh của Thích Kế Quang khiến ông bị xấu mặt.

Điểm thứ hai: Tại sao đa số các bà vợ cổ đại Trung Quốc lại không phản cảm việc chồng nạp thiếp?

Hành vi này thực ra rất kỳ lạ cũng rất khó hiểu, đặc biệt là khi đứng dưới góc độ của những người hiện đại như chúng ta để nhìn nhận sự việc. Chúng ta thường không thể hiểu được, không thể lý giải được suy nghĩ của họ, hai vợ chồng đang yên ổn như vậy, đột nhiên có người thứ ba hoặc thứ tư xen vào trở thành một nhà 3 - 4 người, sao có thể chịu đựng được? Cho dù địa vị trong gia đình có thấp đến mấy thì ít nhiều cũng là người được rước về bằng số tiền lớn, sao có thể không có một chút quyền phát ngôn nào?

Thực ra trong đó có những lý do mang tính hạn chế mà chúng ta không thể hiểu được mà thôi. Đầu tiên là đàn ông thời cổ đại, tuy rằng có thể lấy nhiều vợ, nhưng người vợ thực sự chỉ có một mà thôi. Đây cũng là chế độ một vợ một chồng nhưng nhiều thiếp mà chúng ta thường nói. Và trong chế độ như vậy đã đảm bảo việc trong cả gia đình chỉ có 2 người có quyền phát ngôn.

lịch sử Trung Quốc, lịch sử Trung Hoa, thời cổ đại, nạp thê thiếp thời cổ đại

(Ảnh minh họa)

Đương nhiên, tiền đề của việc này là cha mẹ trong nhà không can thiệp vào phương hướng vận hành của cả gia đình, vậy thì trong cả gia đình ấy, cả vợ (chính thất) và chồng sẽ quán xuyến hướng phát triển của gia đình. Còn về vợ lẽ, họ vốn dĩ không có bất kỳ quyền phát ngôn nào trong gia đình. Nói thẳng ra thì vợ lẽ trong thời cổ đại chẳng hề có địa vị, quyền hành gì trong gia đình. Thậm chí, địa vị của họ còn thấp hơn cả những đứa con mà họ sinh ra, đặc biệt là con trai của họ.

Thứ hai, việc đàn ông cổ đại nạp thiếp gần như là do pháp luật quy định. Tới thời Tống, việc nạp thiếp đã được cho phép hoặc công nhận trên phương diện luật pháp, đã trở thành một quy định rõ ràng. Nói cách khác, chế độ luật pháp của cả một quốc gia đều không hề phản đối, phản cảm việc đàn ông lấy vợ lẽ. Nếu như trên tầng lớp quốc gia đã cho phép được nạp thiếp, vậy thì người dân trong dân gian đương nhiên cũng không còn gì để nói.

"Đàn ông tròn 40 vẫn chưa có con nối dõi thì có thể nạp thiếp". Câu nói này được trích từ “Đại Minh luật” của triều Minh. Cũng không khó để phát hiện ra rằng, trong thời Minh đã có quy định, đàn ông trưởng thành bình thường từ độ tuổi 40 trở lên, nếu vẫn chưa có con trai nối dõi, vậy thì có thể lấy vợ lẽ để hoàn thành công việc này.

Có người nói như vậy không đúng, nếu như vợ không sinh con được, vậy chưa chắc đã là vấn đề ở người phụ nữ, cũng có khả năng là do người đàn ông. Nhưng thời cổ đại đâu có ai tin vào khoa học, cũng chưa có khoa học hiện đại để chứng minh, vì thế họ là những người rất mê tín và luôn cho rằng việc không sinh con được đều là do phụ nữ.

lịch sử Trung Quốc, lịch sử Trung Hoa, thời cổ đại, nạp thê thiếp thời cổ đại

(Ảnh minh họa)

Cuối cùng, trong gia đình chỉ có người vợ mới có thể có quyền phát ngôn. Điểm này có thể khiến nhiều người thấy khó hiểu. Ví dụ như trong thời cổ đại, hoàng đế có vô số phi tần trong hậu cung nhưng lại chỉ có một hoàng hậu duy nhất. Như hoàng đế triều Minh – Chu Nguyên Chương, hoàng hậu của ông là Mã hoàng hậu, tại sao lại có 1 người? Hoàng hậu tương đương là người có cấp bậc cao nhất trong hậu cung, những người phụ nữ khác trong hậu cung đều không dám làm trái lại hoàng hậu. Vì thế, nếu suy luận từ góc độ này thì những tiểu thiếp trong thời cổ đại cũng tuyệt đối không dám cãi lại chính thất.

Trong gia đình, xét về góc độ của nữ giới thì chỉ có 1 người có quyền phát ngôn, đó là chính thất, ngoài ra những người khác đều không có địa vị gì, cũng không dám cãi lại chính thất.

Điểm thứ ba: Mục đích chính của việc đàn ông cổ đại lấy vợ lẽ là để nối dõi hương hỏa

Ví dụ như trong thời Nguyên đã chỉ rõ, bất hiếu có 3 việc, không có con nối dõi được coi là việc bất hiếu nhất. Nếu như đàn ông trưởng thành không sinh được con trai nối dõi, vậy thì bắt buộc phải nạp thiếp, điều này thậm chí còn trở thành cái cớ để một số người tranh thủ đặc quyền được nạp thiếp vào thời kỳ đó.

Tiếp đó là bộ phận quyền lực này lại ngày càng đường hoàng hơn, hay nói cách khác, từ quy định của triều đình cho tới người dân bình thường đều đã mặc định chấp nhận việc này. Nếu một người phụ nữ không sinh được con, đặc biệt là con trai, vậy thì trong trường hợp này bắt buộc phải nạp thiếp, chỉ có nạp thiếp mới có thể duy trì nòi giống, nối dõi tông đường được.

lịch sử Trung Quốc, lịch sử Trung Hoa, thời cổ đại, nạp thê thiếp thời cổ đại

(Ảnh minh họa)

Vì thế nên phụ nữ thời đó đa phần đều không cản trở hay phản đối việc chồng mình lấy vợ lẽ. Nếu can thiệp hoặc tỏ ý phản đối thì người phụ nữ đó sẽ bị coi là đanh đá, quá quắt, vô lý trong mắt người xung quanh.

Điểm thứ tư: Không phải người đàn ông nào cũng được lấy vợ lẽ

Nếu nói như trên không ai phản đối thì có phải là tất cả mọi người đàn ông thời cổ đại đều có thể lấy vợ lẽ không? Thực tế không phải như vậy, các tầng lớp thống trị để bảo vệ và duy trì sự ổn định tầng lớp, thậm chí là bảo vệ sự gia tăng của con cháu hoặc nhân khẩu trong gia tộc thì họ sẽ có ràng buộc, quy định chặt chẽ về việc nạp thiếp.

Nếu trong thời cổ đại, mỗi người đàn ông đều muốn lấy bao nhiêu vợ thì lấy, vậy thì chắc chắn sẽ khiến những người có quyền lực hoặc những người cực kỳ có thế lực, có sức ảnh hưởng trong xã hội có khả năng lấy cả trăm người hoặc thậm chí là cả ngàn vạn người vợ. Cuối cùng là sẽ khiến cho ngày càng nhiều đàn ông không thể lấy được vợ, gây mất ổn định xã hội.

Trong trường hợp lấy được vợ nhưng không thể sinh con, đối với những người thống trị của đế quốc phong kiến mà nói thì không thể nào thông qua dân số để thể hiện thành tích của mình được. Vì thế, đối mặt với tình hình này, tầng lớp thống trị của các vương triều phong kiến cũng sẽ đưa ra các ràng buộc và quy định nhiều hơn về việc nạp thiếp. Ví dụ như dân buôn bán không được phép nạp thiếp, hay chỉ có những người tri thức hoặc tú tài mới có thể nạp thiếp.

lịch sử Trung Quốc, lịch sử Trung Hoa, thời cổ đại, nạp thê thiếp thời cổ đại

(Ảnh minh họa)

Hay nói cách khác, những người có thể nạp thiếp trong thời cổ đại đều không phải là người bình thường, hoặc là quan lại chức quyền, hoặc là những người có năng lực, bối cảnh nhất định, hoặc là những người tri thức. Đối với những nhóm người này mà nói, bản thân họ có tiền đồ tươi sáng, có thể đạt được điều kiện nạp thiếp. Trong đó, cho dù là chính thất cũng không dám lên tiếng phản đối. Vì nếu người vợ thể hiện sự phản cảm quá đáng với việc này thì người chồng sẽ làm giấy bỏ cô ta, như vậy sẽ là một chuyện to lớn không cứu vãn được.

Vì thế, từ góc độ này chúng ta có thể suy nghĩ ngược lại, nếu thời cổ đại cho phép mỗi người đàn ông đều có thể nạp thiếp, vậy thì kết cục sẽ rất khó mà tưởng tượng ra được, vì rất nhiều người đàn ông bình thường không có gia thế, không có quyền lực sẽ không thể lấy được vợ. Vì những nhóm người lấy được vợ kia, họ có đặc quyền nhiều hơn, đồng thời cũng có nhiều lựa chọn hơn.

Những người thống trị của các vương triều phong kiến đương nhiên cũng sẽ ý thức được điều này, vì thế mới đặt ra các ràng buộc và quy định khắt khe về việc nạp thiếp. Nhưng cho dù thế này thì đây cũng là tệ nạn của thời cổ đại mà thôi nên không nhất thiết phải quá đặt nặng nó.

Vũ Phong (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)

Tin được quan tâm

Bắt đầu từ 15/5/2025: Người dân phải dùng sang Căn cước, không được dùng Căn cước công dân, đúng không?

Việc cấp đổi từ Căn cước công dân sang Căn cước cần được thực hiện theo đúng quy định pháp luật.
Kiến thức 3 ngày, 24 giờ trước

Tin vui: Công chức, viên chức được hưởng thêm 3-4 triệu đồng/tháng nhờ luật mới

Nhiều công chức, viên chức tại Hà Nội đang hưởng lợi từ chính sách tăng thu nhập theo Luật Thủ đô 2024, giúp cải thiện...
Kiến thức 3 ngày, 18 giờ trước

Cán bộ, công chức từ 30/6/2025 không thực hiện điều này sẽ bị xem là không đáp ứng yêu cầu công việc

Theo Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số yêu cầu, đến ngày 30/6, toàn bộ lãnh đạo, cán bộ, công chức phải xử lý...
Kiến thức 3 ngày, 21 giờ trước

Trước 1/8/2025: 5 trường hợp dù là số điện thoại chính chủ vẫn bị khóa SIM, thu hồi số điện thoại?

Theo quy định, những trường hợp này sẽ bị khóa SIM, thu hồi số điện thoại, người dân nên biết kẻo thiệt thòi.
Kiến thức 3 ngày, 21 giờ trước

Tin vui mới: Không cần đóng đủ 20 năm bảo hiểm xã hội, người lao động cũng có thể nhận lương hưu

Mới đây, Bảo hiểm xã hội TP HCM thông tin về những điểm mới tại Luật Bảo hiểm xã hội 2024, trong đó có quy...
Kiến thức 3 ngày, 18 giờ trước

Kể từ bây giờ, người dân mượn xe máy ra đường phải mang theo giấy tờ này nếu không sẽ bị CSGT phạt tới 8 triệu

Xe máy là phương tiện giao thông chủ yếu và phổ biến nên hiện tượng mượn xe máy của nhau rất hay gặp. Tuy nhiên...
Kiến thức 2 ngày, 21 giờ trước

Tin cùng mục

Tại sao ngày nay hầu hết mọi người không muốn bạn bè và người thân đến ở nhà mình? Chủ yếu là vì 4 lý do này!

Tôi nhớ rằng trước đây, việc ngủ qua đêm tại nhà họ hàng và bạn bè là một việc rất bình thường. Trước đây, giao...
Kiến thức 13 phút trước

Để trồng hoa lan hồ điệp vào mùa xuân, hãy nhớ 4 'mẹo' này để chúng phát triển mạnh mẽ và nở hoa nhiều hơn

Địa lan có dáng vẻ uyển chuyển, hương thơm nồng nàn khi nở và có nhiều hoa trên một thân nên luôn được những người...
Kiến thức 28 phút trước

Tử vi ngày 7/4/2025 của 12 con giáp: Tuổi Thân sự nghiệp lên như diều gặp gió, Sửu kém may mắn

Cùng xem tử vi dự đoán gì về vận mệnh, tình duyên, cuộc sống,... của 12 con giáp trong ngày 7/4/2025.
Đời sống số 7 giờ, 37 phút trước

Người dân cần lưu ý: Từ 1/6/2025, thẻ bảo hiểm y tế giấy sẽ chỉ được cấp mới trong 3 trường hợp đặc biệt

Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam vừa ban hành Công văn số 168/BHXH-QLT ngày 26/3/2025, quy định rõ từ ngày 01/6/2025, thẻ bảo hiểm...
Kiến thức 8 giờ, 34 phút trước

Sau tinh gọn, TP.HCM xuất hiện nhiều 'siêu' xã phường với 200 - 300 nghìn dân

Sau quá trình sắp xếp, tinh gọn bộ máy hành chính, TP.HCM xuất hiện nhiều "siêu" xã, phường với quy mô dân số từ 200.000...
Kiến thức 8 giờ, 18 phút trước

Theo quy định, thời hạn sang tên sổ đỏ khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất là bao lâu?

Người dân chậm sang tên sổ đỏ sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
Kiến thức 8 giờ, 19 phút trước

Tin mới cập nhật

Thời xưa khi chưa có tủ lạnh, con người chúng ta đã bảo quản thực phẩm như thế nào?

Ngày nay, tủ lạnh là thiết bị không thể thiếu trong mỗi gia đình, giúp bảo quản thực phẩm tươi ngon trong thời gian dài....
Làm sao 8 giờ, 19 phút trước

Á hậu 2 MIQ 2024 - Tường San có động thái lạ sau lùm xùm bị tố 'vô ơn' với Á hậu Thuỷ Tiên, netizen xôn xao

Loạt động thái của Á hậu Tường San sau khi bị tố vô ơn với Á hậu Thuỷ Tiến khiến netizen đặc biệt quan tâm....
Chuyện làng sao 8 giờ, 20 phút trước

Xe máy chạy dưới tốc độ tối thiểu bị phạt như thế nào?

Theo nghị định 168, người dân sẽ bị xử phạt về hành vi điều khiển xe máy chạy dưới tốc độ tối thiểu cho phép....
Kiến thức 9 giờ, 34 phút trước

Kể từ bây giờ, đi xe đạp mà thiếu thứ này, chủ xe sẽ bị phạt lên đến 400.000 đồng

Ngày 26/12/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông...
Kiến thức 10 giờ, 32 phút trước

Xe ô tô lắp thêm đèn siêu sáng có vi phạm pháp luật không?

Trên các tuyến đường thường xuất hiện ngày càng nhiều xe ô tô được chủ xe tự ý cải tạo, lắp thêm đèn chiếu sáng...
Dòng sự kiện 10 giờ, 33 phút trước

Cha mẹ IQ cao thường làm 3 điều trước khi ngủ, con cái từ lơ mơ trở thành 'siêu nhân trí nhớ'

Ít người biết rằng buổi tối trước khi đi ngủ là khoảng thời gian vàng, rất tốt để trẻ ghi nhớ nếu cha mẹ biết...
Chăm con 10 giờ, 34 phút trước

Chú ý! Từ nay tới hết tháng 12/2025 tăng mức xử phạt nồng độ cồn lên gấp đôi Nghị định 168, có đúng không?

Vi phạm nồng độ cồn là một hành vi nằm trong nhóm chuyên đề cần chú ý trong năm 2025.
Kiến thức 10 giờ, 34 phút trước

Liệu Thùy Tiên có bị tước vương miện Hoa hậu?

Vụ bê bối kẹo rau củ và tin hoa Hậu Thùy Tiên bị tạm hoãn xuất cảnh đang gây xôn xao Thái Lan - nơi...
Chuyện làng sao 10 giờ, 35 phút trước

Bị chê làm đám cưới 'không hoành tráng', H’Hen Niê đáp lại một câu cực chất

Phản ứng của Hoa hậu H’Hen Niê khi bị chê làm đám cưới không hoành tráng.
Chuyện làng sao 10 giờ, 37 phút trước

NSND Bành Bắc Hải qua đời sau nhiều năm chống chọi ung thư

NSND Bành Bắc Hải qua đời lúc 4h15 sáng 5/4. Ông được mệnh danh là "phù thủy âm thanh" trong làng điện ảnh, từng tham...
Chuyện làng sao 10 giờ, 39 phút trước