Danh mục

Tống Mỹ Linh đã bỏ gì vào quan tài của Tưởng Giới Thạch?

Thứ ba, 18/10/2011 11:26

Trước khi nắp quan tài của Tưởng Giới Thạch được đóng lại, Tống Mỹ Linh đã bỏ vào quan tài của chồng mình 4 cuốn sách. Vì sao Tống Mỹ Linh lại bỏ vào quan tài của chồng 4 cuốn sách này thì cho tới nay vẫn còn là điều khiến nhiều người thắc mắc.

Không làm “hoàng hậu”

Ngày 24/10/2003, Tống Mỹ Linh qua đời ở New York, hưởng thọ 106 tuổi. So với những nhân vật khác của Chiến tranh thế giới thứ 2, cô tiểu thư thứ 2 nhà họ Tống rời bỏ thế nhân “chậm” hơn so với những người khác tới vài ba chục năm.

Người ta thường nói, “cái quan định luận” (đóng nắp quan tài rồi mới có thể đưa ra nhận định), tuy nhiên, với trường hợp của Tống Mỹ Linh thì lịch sử đã định luận từ lâu. Giống như cách bà thường tự gọi mình là “Tưởng Tống Mỹ Linh”, mọi chuyện công, tội của cô tiểu thư “yêu quyền” nổi tiếng nhà họ Tống đều gắn liền với Tưởng Giới Thạch, đấng phu quân đầy quyền lực của bà.


Tống Mỹ Linh

Với tư cách là “đệ nhất phu nhân” của Trung Quốc, Tống Mỹ Linh đã có một thời ở trên đỉnh cao của vinh quang. Lúc bấy giờ, nhờ vào phong thái một phu nhân và khả năng diễn thuyết tuyệt vời, Tống Mỹ Linh đã thuyết phục được người Mỹ giúp Trung Quốc trong hoàn cảnh nước này đang gặp những khó khăn rất lớn trong cuộc chiến tranh chống Nhật. Những quân nhân Mỹ tới Trung Quốc chiến đấu, phàm đã gặp đệ nhất phu nhân, không ai không cảm thấy ái mộ

Không chỉ có như vậy, trong sự biến Tây An, khi hai tướng Trương Học Lương và Dương Hổ Thạch bắt Tưởng Giới Thạch để ép Tưởng “đình chỉ nội chiến, cùng Đảng Cộng sản chống Nhật”, chính Tống Khánh Linh là người đã dẹp tan ý kiến “thảo phạt” Trương, Dương của lãnh đạo cao cấp Quốc Dân Đảng rồi tự mình tới Tây An nhằm giải quyết mọi việc trong hòa bình. Sự dũng cảm cũng như tầm nhìn của Tống Mỹ Linh, một đệ nhất phu nhân không phải ai cũng có thể có được.

Hầu hết những người đã từng gặp Tống Mỹ Linh đều có một ấn tượng cực kỳ sâu sắc. Mặc dù, thân là “đệ nhất phu nhân” của Trung Quốc lúc bấy giờ, nhưng trước sau Tống Mỹ Linh không nghĩ mình chỉ an phận làm nhiệm vụ của một "phu nhân" mà điều bà luôn nghĩ tới là được làm việc!

Khi mới kết hôn với Tưởng Giới Thạch, theo nguyện vọng của Tống Mỹ Linh, Tưởng đã giao cho bà quản lý trường học dành cho con cháu bính lính đã hy sinh của quân đội Bắc phạt. Tống Mỹ Linh không hề coi đây là một việc nhỏ. Nhận việc xong, Tống Mỹ Linh một tay sắp xếp mọi việc đâu vào đấy. Sau đó, bất kể là tham gia vào việc gì, dù là công việc chính trị hay những hoạt động của nữ giới, Tống Mỹ Linh đều tỏ ra là người vượt trội.
Tang lễ Tưởng Giới Thạch
Đối với người Trung Quốc lúc bấy giờ, Tống Mỹ Linh là một “hoàng hậu”, vì vậy, theo quan niệm xưa nay, Tống Mỹ Linh chỉ có hai cách hành xử: một là giống như Trưởng Tôn hoàng hậu thời nhà Đường, đứng phía sau chồng và sống những ngày tháng an phận, bình yên. Hai là giống như Võ Tắc Thiên, dùng chồng mình làm bàn đạp để làm mưa làm gió.

Song, dù hành xử theo cách nào thì các bà hoàng hậu vẫn phải tranh thủ tích góp tiền của và tranh thủ sinh một đứa con trai hoặc chí ít thì phải nuôi một đứa.

Tuy nhiên, cả 2 cách hành xử truyền thống trên đều khác rất xa so với Tống Mỹ Linh. Sinh ra trong một gia đình Cơ đốc giáo, từ nhỏ đã sống và học tập ở Mỹ vì vậy, Tống Mỹ Linh chịu ảnh hưởng rất lớn của lối sống tiểu tư sản nước Mỹ. Sự tao nhã, sức sống và bản lĩnh của Tống Mỹ Linh phần nhiều được hun đúc từ cuộc sống của bà ở nước Mỹ chứ không phải ở Trung Quốc.

Bất kể là nói hay viết, tiếng Anh của Tống Mỹ Linh cũng tốt hơn tiếng Trung Quốc, thậm chí đến cách suy nghĩ, Tống Mỹ Linh cũng sử dụng tiếng Anh. Mặc dù là một “đệ nhất phu nhân” của Trung Quốc song những người mà Tống Mỹ Linh thường qua lại hầu hết là những người Trung Quốc đã được “Âu – Mỹ hóa”. Vì vậy, đến ngay việc gọi và nói chuyện bằng điện thoại, Tống Mỹ Linh đều sử dụng tiếng Anh. Điều này trở thành một đặc điểm mà những người từng quen biết với Tống Mỹ Linh sau này đều rất ấn tượng.

Trong và sau cuộc chiến tranh chống Nhật, Tống Mỹ Linh tự đi một mình hoặc đi theo Tưởng Giới Thạch ra tiền tuyến thị sát tình hình, an ủi các thương binh. Rất ít khi người ta thấy Tống Mỹ Linh chịu ở yên trong doanh trại của bộ chỉ huy. Vì vậy, gần như tất cả các sỹ quan không quân, những người rất giỏi tiếng Anh đều có cảm tình rất tốt với vị “đệ nhất phu nhân”, nhiều người chỉ thiếu nước hận không được chết vì Tống Mỹ Linh.

Ngược lại, trong lực lượng lục quân, thường khó tìm được những người như vậy. Điều này cho thấy, lối sống của Tống Mỹ Linh đã được “Âu – Mỹ hóa” tới mức nào. Một tác giả người Mỹ từng viết rằng, sau khi kết hôn với Tưởng Giới Thạch, “phu nhân xinh đẹp họ Tống theo Tổng tư lệnh đi khắp các chiến trường.

Các bến xe, nhà nông dân, các phòng nghỉ tạm trở thành nơi có mặt thường xuyên của họ. Tuy nhiên, có một sự việc đặc biệt, đó là dù trong hoàn cảnh ác liệt đến thế nào và dù ở nơi xấu xí, tầm thường ra sao, những tiêu chuẩn của Tưởng phu nhân về sự sạch sẽ vẫn không thay đổi.

Mỗi khi tới một nơi nào đó, việc đầu tiên Tống Mỹ Linh làm là lau nền nhà và cửa sổ, cho tới khi cảm thấy thật sạch sẽ mới thôi. Đương nhiên, những chiếc rèm cửa xinh xắn và những chậu hoa tươi là vật trang trí không thể thiếu”. Cứ theo như vị tác giả người Mỹ này thì vị “đệ nhất phu nhân” họ Tống vô cùng cao quý, sạch sẽ, tao nhã tuy nhiên cũng rất xa cách với những người dân thường Trung Quốc.
Tang lễ Tưởng Giới Thạch
 Ai cũng biết rằng, mặc dù bất đồng trong quan điểm chính trị tuy nhiên, tình cảm chị em giữa Tống Mỹ Linh và Tống Khánh Linh vẫn rất tốt. Bất kể là Tống Khánh Linh có khiến Tưởng Giới Thạch đau đầu hay hai người thù địch nhau ra sao, Tống Mỹ Linh vẫn cố gắng để duy trì một mối quan hệ chị em bình thường với Tống Khánh Linh.

Vì vậy, dù mối quan hệ giữa Tống Khánh Linh và Tưởng Giới Thạch có xấu tới mức nào, Tống Mỹ Linh cũng không cho phép lực lượng mật vụ Quốc dân Đảng đụng tới “một sợi tóc” của chị mình. Tống Mỹ Linh đã rất nhiều lần nói rõ với Tưởng Giới Thạch chuyện này.

Thậm chí, bà còn ra mặt nói thẳng với Đới Lập, người đứng đầu lực lượng mật vụ của Quốc dân Đảng lúc bấy giờ. Cho tới tận khi Quốc dân Đảng đã thất bại trong cuộc nội chiến, Đảng Cộng sản sắp thành lập nước “Trung Quốc mới”, Tống Mỹ Linh vẫn viết thư cho Tống Khánh Linh để hỏi thăm.

Trong thư, Tống Mỹ Linh viết: “Gần đây chúng em thường nhớ tới chị, hy vọng chị bình an, mọi việc đều thuận lợi”. Điều này không hề có nghĩa rằng Tống Mỹ Linh không có lập trường chính trị, đặt tình thân lên cao hơn tất cả như nhiều người nhận định. Thực tế đây chính là một các hành xử theo lối Mỹ mà người Trung Quốc rất khó có thể lý giải: gia đình và chính trị là hai chuyện hoàn toàn khác nhau. Nói cách khác, sự khác nhau trong ý thức hệ và tình thân là hai chuyện khác nhau, không thể lẫn lộn.

Nói về Tống Mỹ Linh, người ta cũng thường nhắc tới một “truyền thuyết” được lưu truyền rất rộng mà dường như người Trung Quốc không ai không biết. Đó chính là chuyện “đệ nhất phu nhân” dùng sữa bò để tắm khi quân Quốc dân Đảng đang thất bại liên miên trên chiến trường. Câu chuyện này thực chất là một cách bêu xấu Tống Mỹ Linh, tuy nhiên nó cũng thể hiện rất rõ khoảng cách và sự đối lập giữa hai phương thức, lối sống khác nhau.

Cuộc sống hôn nhân giữa Tống Mỹ Linh và Tưởng Giới Thạch được nhiều người cho là vô cùng hòa hợp, tuy nhiên, trên thực tế cũng có những điều không như người ta mong muốn. Chẳng hạn như những người bạn Âu Mỹ, hay những người bạn Trung Quốc trong hội “Du học sinh Âu – Mỹ” của Tống Mỹ Linh không hề được một người tin theo Lý học truyền thống như Tưởng Giới Thạch thích thú gì.

Thậm chí, với người bạn “ngoại lai” này của vợ, Tưởng Giới Thạch nhiều lúc còn cằn nhằn, nói trái nói phải. Chính quyền Quốc dân Đảng của Tưởng Giới Thạch vì vậy cũng dùng thái độ dè chừng, lúc gần lúc xa với những người này. Có lẽ khó có thể diễn tả nổi tâm trạng của Tống Mỹ Linh sẽ ra sao khi Quốc dân Đảng sau khi rút chạy ra Đài Loan đã “xử lý” thành phần trí thức tự do này.

Tuy nhiên, dẫu tâm trạng có thế nào thì một người đã bị lối sống phương Tây ngấm vào máu như Tống Mỹ Linh cũng chỉ đành tiếp tục “vai diễn” của mình, tuyệt đối không cho phép mối quan hệ giữa hai vợ chồng lộ ra bất cứ vết rạn nứt nào.

Vật tùy táng đặc biệt

Tháng 12/1949, sau thất bại cuối cùng ở mặt trận Tây Nam, Tưởng Giới Thạch buộc phải rút chạy ra Đài Loan. Trong thời gian ở Đài Loan, Tưởng Giới Thạch trở lại với chiếc ghế tổng thống trong hai nhiệm kỳ liên tiếp cho tới trước khi mất vào năm 1975.

Ngay từ năm 1972, Tưởng Giới Thạch đã mắc khá nhiều bệnh liên quan đến tuổi già. Trong lúc bệnh tật đầy mình thì tai họa lại giáng xuống. Vào ngày 6/8/1972, trên đường đi điều dưỡng ở bệnh viện tại Đài Bắc, Tưởng Giới Thạch đã bị một tai nạn bất ngờ khi một chiếc xe ngược chiều đâm phải.


Tống Mỹ Linh và Tưởng Giới Thạch

Từ đó, Tưởng Giới Thạch đã không gượng dậy nổi, cuộc sống của Tưởng bắt đầu lịch trình dai dẳng để giành giật hơi thở với tử thần. Tuy nhiên, Tưởng Giới Thạch cũng đã không thể chống chọi được với quy luật sinh tử, ngày 5/4/1975, Tưởng Giới Thạch trút hơi thở cuối cùng tại một bệnh viện ở Đài Bắc.

Ngay sau khi Tưởng Giới Thạch qua đời, lãnh đạo Quốc dân Đảng lúc đó đã thành lập Ủy ban tang lễ gồm 21 thành viên. Cùng lúc đó, Quốc dân Đảng cũng tuyên bố ba sự kiện: một là từ ngày 6/4 trở đi bắt đầu một tháng quốc tang (sau đó có đổi thành từ 6-17/4).

Trong thời gian quốc tang, dừng mọi chương trình vui chơi, ca nhạc, mọi hoạt động chúc mừng… Hai là các tầng lớp nhân dân từ binh lính, công chức cho tới giáo viên đều phải mặc quần áo màu nhạt và tối, đồng thời đeo một miếng băng màu đen rộng 2,5 centimet.

 Ba là di thể của Tưởng Giới Thạch sẽ được đặt trong nhà tang lễ 5 ngày để người dân có thể đến viếng. Hai giờ sáng ngày 6/4, di thể của Tưởng Giới Thạch được đưa tới Vinh Dân Tổng viện để sáng ngày hôm sau, nhân dân có thể tới nhìn mặt Tưởng Giới Thạch lần cuối cùng.

 Tại linh đường của Tưởng Giới Thạch, người ta thắp 88 cây nến trắng, ở giữa đặt bức chân dung Tưởng Giới Thạch rất lớn kèm theo di chúc của Tưởng. Tới ngày 9/4, linh cữu Tưởng Giới Thạch được đưa tới “Nhà tưởng niệm Quốc phụ”. Trước khi di chuyển linh cữu là lễ nhập quan. Tưởng Kinh Quốc, con trai cả của Tưởng Giới Thạch đã mặc áo cho cha mình.

Theo nghi lễ tại quê hương Tưởng Giới Thạch, Tưởng Kinh Quốc mặc cho Tưởng Giới Thạch 7 chiếc quần, 7 chiếc áo lót, ngoài cùng là một chiếc khoác ngoài. Sau đó, tất cả những huân huy chương trong cuộc đời binh nghiệp của Tưởng Giới Thạch cũng được đặt vào hai bên quan tài. Lúc này Tống Mỹ Linh cũng tự tay mình đặt vào giữa quan tài của Tưởng bốn cuốn sách: Một cuốn “Chủ nghĩa Tam Dân”, một cuốn “Kinh Thánh”, một cuốn “Suối ngọt sa mạc” và một cuốn thơ Đường.

Vì sao Tống Mỹ Linh lại đặt vào quan tài Tưởng Giới Thạch 4 cuốn sách này thì cho tới nay vẫn là điều khiến nhiều người thắc mắc. Nhiều người cho rằng, “Chủ nghĩa Tam Dân” là cuốn sách gắn liền với cuộc đời và sự nghiệp của Tưởng, bởi nó từng là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của Tưởng từ những ngày đầu tiên Tưởng theo Tôn Trung Sơn.

Còn thơ Đường là thứ mà chắc chắn rằng một con người truyền thống như Tưởng Giới Thạch không thể không thích. Vì vậy, Tống Mỹ Linh mới đặt 2 cuốn sách này vào trong quan tài của Tưởng.

Tuy nhiên, ngoài 2 cuốn sách này, 2 cuốn sách còn lại đều là những cuốn sách liên quan tới tôn giáo. “Kinh Thánh” là cuốn sách mà không tín đồ Cơ đốc giáo nào không có, còn “Suối ngọt sa mạc” cũng là cuốn sách gối đầu giường của những con chiên ngoan đạo.

Trên thực tế, vốn là một người rất tin vào Lý học truyền thống của Trung Quốc song Tưởng vẫn quyết định đổi đạo, theo Cơ đốc giáo khi kết hôn với Tống Mỹ Linh vào năm 1927. Sau này khi tới Đài Loan, cảm tình và niềm tin mà Tưởng Giới Thạch dành cho Cơ đốc giáo ngày một sâu sắc hơn, tuy nhiên, Tưởng chủ yếu chỉ tìm đến Cơ đốc giáo để cầu xin sự che chở. Vì vậy, có thể nói, cho tới tận lúc chết, Tưởng Giới Thạch vẫn là một người Trung Quốc truyền thống, một nhà độc tài chuyên chế theo kiểu Trung Quốc.

Khác với Tưởng Giới Thạch, Tống Mỹ Linh dù sống trên đất Trung Quốc nhưng lại sống theo cách của một thế giới khác. Mặc dù, trong suốt nhiều năm kể từ khi kết hôn với Tưởng Giới Thạch, Tống Mỹ Linh vẫn không có ý định biến Tưởng Giới Thạch trở thành một “con chiên” thực sự. Bởi có lẽ Tống Mỹ Linh biết rằng Tưởng Giới Thạch là một con người truyền thống bảo thủ tới mức nào.

 Tuy nhiên, trước sau Tống Mỹ Linh vẫn muốn Tưởng Giới Thạch tự nguyện đặt niềm tin vào tôn giáo mà bà tin tưởng. Vì vậy, có thể nói, việc đặt 2 cuốn sách liên quan tới Cơ đốc giáo, một tôn giáo đến từ phương Tây không chỉ thể hiện cách hành xử và tư duy hoàn toàn theo lối Âu Mỹ mà cũng là nguyện vọng từ tận đáy lòng của Tống Mỹ Linh.

Đám tang đình đám

Sau khi mọi thứ đã được đặt đầy đủ vào trong quan tài, người ta mới làm lễ đậy nắp quan tài và di chuyển linh cữu tới “Nhà tưởng niệm Quốc phụ”. Trên đường di chuyển linh cữu, theo nghi lễ, Tưởng Kinh Quốc phải đi phía trước di thể của Tưởng Giới Thạch rồi cứ một đoạn lại phải quỳ xuống than khóc để tỏ lòng thường tiếc.

Vì vậy, nhiều thủ hạ dưới quyền của Tưởng Kinh Quốc cũng đã dẫn rất nhiều người tới quỳ ở linh đường hoặc ở hai bên đường để tế Tưởng Giới Thạch. Để chứng minh Tưởng Giới Thạch rất được nhân dân Đài Loan ủng hộ, “Trung ương nhật báo” của Đài Loan đã cho đăng hình một chủ tịch tỉnh dẫn đầu lãnh đạo các huyện đang quỳ tế và khóc thương Tưởng Giới Thạch.

Ngày 16/4 là ngày nghi lễ an táng chính thức được diễn ra. 8 giờ 5 phút, nghi lễ bắt đầu. 8 giờ 8 phút, năm quan tài đã được đặt lên trên chiếc quan tài bằng đồng dày 7 tấc. Tiếp đó, 8 vị lãnh đạo cao cấp nhất của chính phủ Quốc dân đảng lúc bấy giờ cùng nhau phủ một lá cờ rất lớn của Quốc dân đảng lên trên quan tài của Tưởng Giới Thạch. Tiếp đó, phó tổng thống chính quyền Quốc dân đảng khi đó là Nghiêm Gia Kiềm cung kính đọc điếu văn nhắc lại tiểu sử và ca ngợi công lao của Tưởng Giới Thạch.

Sau khi nghi lễ theo nghi thức truyền thống kết thúc, các lãnh đạo chủ chốt của Quốc dân đảng dường như vẫn lo lắng linh hồn của Tưởng Giới Thạch không thể lên “thiên đường”, vì vậy, một lần nữa tiến hành nghi lễ an táng theo các nghi thức của Cơ đốc giáo. Mục sư Châu Liên Hoa được giao cho trọng trách chủ trì nghi lễ thứ 2 này.

Xe tang Tưởng Giới Thạch
Dưới sự hướng dẫn của mục sư họ Châu này, mọi người tham dự nghi lễ đã cùng nhau đọc 23 đoạn trong sách Kinh Thánh. Khi tiếng nhạc bài thánh ca vang lên thì ở bên ngoài của nhà tưởng niệm, người ta bắn 21 phát đại bác lên bầu trời để tỏ lòng thương tiếc đối với Tưởng Giới Thạch. Quan tài của Tưởng Giới Thạch sau đó đã được đưa lên xe tang và diễu hành qua các đường phố lớn của Đài Bắc.

Phần trước chiếc xe tang của Tưởng Giới Thạch, người ta đã kết 200 nghìn bông cúc vàng để trang trí, hai bên xe còn vắt thêm rất nhiều chiếc khăn lụa trắng biểu tượng cho sự tang tóc. Phía trước mặt xe tang còn treo quốc huy của chính phủ Quốc dân Đảng và một vòng hoa kết hình cây thập tự.

Dẫn đường cho xe tang là sự diễu hành rầm rộ của 99 chiếc xe của đội hiến binh mang theo quốc kỳ, cờ đảng, ảnh của Tưởng Giới Thạch.... Theo sau xe tang là vòng hoa rất lớn của Tống Mỹ Linh và những người thân trong gia đình họ Tưởng. Tiếp đó là hơn 2000 người đưa tang, chầm chậm đi theo xe tang tiễn đưa Tưởng Giới Thạch đến Từ Hồ, nơi được lựa chọn để “quàn tạm” di thể của Tưởng Giới Thạch chờ đến ngày “Trung Quốc thống nhất”.

Theo báo chí Đài Loan khi đó đăng tải, để tăng phần trang trọng cho hành trình đưa tang hôm đó, chính phủ Quốc dân Đảng đã phát động hàng chục ngàn học sinh, sinh viên quỳ bên cạnh đường nơi xe tang sẽ đi qua để tiễn đưa. Tuyệt đại đa số các ngành nghề kinh doanh buôn bán phải tạm dừng, các công trình xây dựng, nhà cửa cũng được lệnh đổi sang màu tối, những quảng cáo không phù hợp với không khí tang tóc cũng buộc phải thay đổi.

Một loạt các tuyến đường có xe tang đi qua cũng đẩy mạnh tiến độ sửa chữa để hành trình đưa tang được diễn ra thông suốt. Khi đó, Ủy ban tang lễ chính phủ Quốc dân Đảng còn nghĩ ra việc tổ chức nghi lễ tế trên đường đưa tang. Vì vậy đã cho lập rất nhiều các bàn thờ khác nhau dọc trên con đường đưa tang, phân theo vị trí các cơ quan trong chính quyền.

Đồng thời, ủy ban này cũng ra quy định, khi xe tang đi qua, những người quỳ hai bên đường phải cúi thấp mặt, không được nhìn chính diện vào xe tang. Bên cạnh đó, họ còn đưa ra yêu cầu với toàn thể dân chúng, khi tiếng pháo đại bác bắt đầu nổ trong tang lễ, mọi người phải đứng yên tại chỗ để tưởng niệm Tưởng Giới Thạch trong vòng 3 phút.

Linh cữu của Tưởng Giới Thạch đã được tiến hành ướp lạnh và quàn tạm tại bờ hồ Từ Hồ, cách Đài Bắc khoảng 60km về phía nam. Nơi đây chính là địa điểm mà Tưởng Giới Thạch đã trú ngụ sau khi đã rút khỏi Trung Quốc đại lục vào tháng 6/1949.

Sinh thời, để tưởng nhớ mẹ của mình - Vương Thái phu nhân, Tưởng Giới Thạch đã đích thân đặt tên nơi đây là Từ Hồ, rồi xây dựng thành một dãy nhà gọi là Hành quán. Việc chôn cất Tưởng Giới Thạch tại Từ Hồ cũng xuất phát từ tâm nguyện của Tưởng vì Từ Hồ có phong cảnh rất giống với thị trấn Khê Khẩu, Phụng Hóa, Triết Giang, quê hương của Tưởng Giới Thạch.

Phunutoday

Tin được quan tâm

Ngôi làng có mật độ dân số cao nhất Việt Nam: Gấp gần 17 lần Hà Nội và hơn 9 lần so với TP. HCM

Theo thống kê, mật độ dân số ở ngôi làng này cao gấp gần 17 lần so với Hà Nội và hơn 9 lần so...
Kiến thức 2 ngày, 12 giờ trước

Năm 2025: Bao nhiêu tuổi thì được chúc thọ - mừng thọ? Mức tiền được hưởng là bao nhiêu?

Căn cứ khoản 2 Điều 3 Thông tư 96/2018/TT-BTC quy định mức quà tặng chúc thọ, mừng thọ người cao tuổi, cụ thể như dưới...
Kiến thức 2 ngày, 9 giờ trước

Nghề được dự đoán có thể biến mất trong 10 năm tới, khi tìm ngành học cần cân nhắc vì khả năng thất nghiệp do xã hội không có nhu cầu

Trước sự thay đổi liên tục của đời sống xã hội, những công việc dưới đây đang dần mất đi vị thế, vì vậy hãy...
Kiến thức 3 ngày, 8 giờ trước

Ở Việt Nam có một dòng sông độc đáo từng khiến thế giới sửng sốt, đó là sông nào?

Hình ảnh dòng sông này được một du khách đi trên máy bay vô tình chụp được đã khiến nhiều người bất ngờ trước sự...
Kiến thức 4 ngày, 13 giờ trước

Tổ Tiên khuyên: 'Trong nhà có hai cây thì dù không giàu cũng có phước', là hai cây gì?

Mùa xuân thời tiết mưa phùn ẩm thích hợp để trồng cây. Nghe lời khuyên của người xưa, đây là hai loại cây bạn nên...
Đời sống số 2 ngày, 3 giờ trước

Những con giáp nào cần thận trọng vào thứ sáu ngày 21/2, tức ngày 24 tháng Giêng âm lịch?

Người xưa tin rằng con người phải tuân theo quy luật tự nhiên để đạt được sự phát triển hài hòa. Ngày 21 tháng 2,...
Đời sống số 3 ngày, 1 giờ trước

Tin cùng mục

Mua đất không có giấy tờ trước 2014 vẫn được cấp Sổ đỏ, nhưng cần đáp ứng đủ điều kiện gì?

Mặc dù luật đất đai quy định "mua đất không có giấy tờ trước 2014 bằng giấy viết tay vẫn được cấp Sổ đỏ" nếu...
Kiến thức 4 giờ, 49 phút trước

Có được sử dụng trượt patin để tham gia giao thông không? Nếu không, có bị phạt và phạt bao nhiêu tiền theo Nghị định 168?

Nhiều người thường thích thú sử dụng bàn trượt, giày patin khi tham gia giao thông đường bộ nhưng lại không biết có được phép...
Kiến thức 4 giờ, 19 phút trước

Thị xã lâu đời nhất của Việt Nam: Tồn tại từ thời vua Hùng, sắp được lên thành phố trực thuộc tỉnh

Ẩn mình bên dòng sông Hồng hiền hòa, thị xã Phú Thọ là một vùng đất cổ kính với bề dày lịch sử hàng nghìn...
Kiến thức 5 giờ, 50 phút trước

Đây mới là ngôi sao đắt giá nhất lịch sử bóng đá Việt Nam: Không phải Quang Hải hay Tuấn Hải

Người hâm mộ môn thể thao vua không khỏi bất ngờ trước thông tin cầu thủ sinh năm 1991 nhận "lót tay" lên tới 18...
Kiến thức 5 giờ, 51 phút trước

Tỉnh nào có dân số thấp nhất Việt Nam?

Theo thống kê, đây là tỉnh có dân số ít nhất cả nước, chỉ khoảng 326.500 người.
Kiến thức 5 giờ, 54 phút trước

Theo quy định mới, điều khiển xe ô tô rẽ phải tại nơi có biển báo hiệu cấm rẽ phải đối với xe ô tô bị phạt bao nhiêu?

Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông khi gặp đèn đỏ sẽ không được rẽ phải theo quy định; trừ trường hợp có...
Kiến thức 5 giờ, 54 phút trước

Tin mới cập nhật

Cuộc chiến giành tài sản của Từ Hy Viên: Động thái từ chồng mới DJ Koo và chồng cũ Uông Tiểu Phi gây tranh cãi

Trong khi tro cốt của Từ Hy Viên vẫn chưa được chôn cất thì cả hai gia đình đã đang chuẩn bị cho cuộc chiến...
Chuyện làng sao 23 phút trước

Đạo diễn của 'The Apprentice' bị công ty quản lý sa thải vì sàm sỡ ngôi sao hạng A tại bữa tiệc Quả cầu vàng

Truyền thông mới đây đưa tin đạo diễn nổi tiếng Ali Abbasi đã bị công ty quản lý cấp cao tại Mỹ sa thải sau...
Chuyện làng sao 23 phút trước

Sau thời gian điều trị ung thư, Hồng Nhung tiết lộ tình hình sức khoẻ hiện tại

Ca sĩ Hồng Nhung vừa tiết lộ tình hình sức khỏe bản thân trong đoạn video đăng tải trên trang cá nhân mới đây.
Chuyện làng sao 23 phút trước

Hoài Lâm tung ảnh cực tình tứ bên bạn gái, còn làm hành động ngọt ngào này

Hình ảnh tình cảm của Hoài Lâm bên bạn gái đã gây sốt.
Chuyện làng sao 26 phút trước

Những con giáp nào cần thận trọng vào thứ Hai ngày 24/2, tức ngày 27 tháng Giêng âm lịch?

Người xưa nhấn mạnh sự thống nhất giữa con người và thiên nhiên, và cụ thể hóa ý tưởng này, tạo thành nền tảng cho...
Kiến thức 43 phút trước

Vị trí sát sân bay 16 tỷ USD của Việt Nam sẽ lập thành phố 700.000 dân

Ngay sát sườn sân bay 16 tỷ USD lớn nhất Việt Nam sẽ hình thành khu đô thị với quy mô 700.000 người, đây sẽ...
Kiến thức 49 phút trước

Trắc nghiệm tâm lý: Chọn một loài hoa bạn thích và kiểm tra xem bạn sẽ phải tạm biệt những điều không may nào trong tháng cuối cùng

Bài kiểm tra tâm lý này yêu cầu bạn chọn một loài hoa mà bạn yêu thích. Sự lựa chọn này sẽ phản ánh những...
Đời sống số 53 phút trước

Hà Nội đề xuất hỗ trợ kinh phí đóng bảo hiểm y tế cho 6 đối tượng này: Đó là?

Cơ quan này cho rằng đề xuất thể hiện sự quan tâm của Đảng bộ và Chính quyền thành phố đối với người dân, góp...
Kiến thức 1 giờ, 21 phút trước

Sao Việt 23/2: Diễn viên Puka đã sinh con?; Vợ Huy Khánh đăng đàn ẩn ý: 'Đã quá quen một mình'

Tin sao Việt ngày 23/2/2025: Dân tình rần rần trước thông tin diễn viên Puka đã hạ sinh con đầu lòng. Giữa những nghi vấn...
Chuyện làng sao 2 giờ, 45 phút trước

Mượn xe của người thân, bạn bè lưu thông trên đường có bị phạt lỗi 'không chính chủ'?

Việc mượn xe của người thân, bạn bè lưu thông trên đường thì liệu có bị CSGT xử phạt về lỗi "xe không chính chủ"...
Kiến thức 2 giờ, 50 phút trước