Vào thời cổ đại, có một phong tục chôn xác chết sau 3 hoặc 7 ngày, chủ yếu là để ngăn chặn xác chết có thể bị chôn nhầm.
Theo sử sách ghi lại, người xưa sau khi chết không chôn xác ngay, mà phải đợi tang lễ diễn ra 3 đến 7 ngày, bởi người xưa cho rằng sinh tử cần phải trải qua thời gian này để có thể luân hồi.
Thời xa xưa, trình độ y học của người dân thấp, chủ yếu dùng phương pháp Đông y trị bệnh, chú trọng đến “nhìn, nghe, hỏi”. Khi có người bị ốm, thầy thuốc thường bắt mạch để chẩn đoán bệnh và chữa bệnh.
Tuy nhiên, nếu người bệnh rơi vào trạng thái chết lâm sàng (tắt hơi thở, mạch ngừng đập), thầy thuốc hoàn toàn có thể chẩn đoán sai, dẫn đến việc cho rằng người đó đã chết, rồi tiến hành mai táng người chết. Khi người bệnh thoát ra trạng thái chết lâm sàng, nếu lúc đó đã hoàn toàn không còn có chút sức lực nào, lúc này, người đó mới thực sự trở thành người chết.
Qua hàng ngàn năm lịch sử, Trung Quốc có vô số phong tục truyền thống. Trong đó, nhiều phong tục đã ăn sâu vào trong nền văn hóa. Người ta cho rằng, sau khi chết, người chết còn lưu lại trên thân thể đó trong vòng ba ngày. Vì sao vậy?
Phong tục tang lễ này được cho là bắt nguồn từ thời Chiến Quốc, khi thần y Biển Thước đến nước Quách hành nghề y, nghe tin thái tử nước này đột ngột qua đời, Biển Thước muốn xác nhận nguyên nhân mới khám phá tử thi và phát hiện hoàng tử chết là do âm dương mất cân bằng dẫn đến tắc nghẽn mạch máu, Biển Thước đã dùng châm cứu và bốc thuốc để khai thông mạch máu bị tắc nghẽn cho hoàng tử, rồi kê đơn thuốc cho hoàng tử, sau đó hoàng tử đã được chữa lành, đó cũng là lý do tại sao sau này người chết thường được phủ một tấm vải trắng lên mặt để quan sát xem họ còn thở hay không.
Ngoài ra, việc chuẩn bị cho tang lễ cũng mất nhiều thời gian như chọn nghĩa trang, thông báo cho người thân, bạn bè đến chia buồn… Giai đoạn trước tang lễ cũng giúp người nhà có đủ thời gian để giải quyết mọi việc trước khi chôn cất.
Lời kết
Tại các quốc gia, vùng miền, dân tộc khác nhau sẽ có những phong tục khác nhau liên quan tới người chết. Tổ chức tang lễ, thực chất là cách để người sống thể hiện niềm tiếc thương của mình với người đã chết.
Thực ra, có thể nói rằng, dù trình độ y học của người Trung Quốc xưa không cao, ba ngày là thời gian hoàn toàn phù hợp để mọi người tổ chức tang lễ, tránh xảy ra tình trạng người chết lâm sàng bị chôn sống, và để có đủ thời gian thực hiện chuẩn bị các nghi thức cần thiết.
Hồ Yên (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)