Tuy nhiên, đàn ông thời xưa chọn vợ khác hoàn toàn, có 3 tiêu chí quyết định việc cưới về nhà chồng.
Thời xưa, tiêu chí chọn vợ của đàn ông rất khác so với thời hiện đại.
Theo ghi chép, người xưa sẽ "xem mặt" trước khi chọn vợ. Các thầy bói thời xưa miêu tả khuôn mặt của một người là "trời đầy đất vuông", dương tượng trưng cho nam, âm đại diện cho phụ nữ. Vì vậy, để xem một người phụ nữ tốt hay xấu, sẽ dựa một hoặc hai ưu nhược điểm của cô ấy, nếu cằm quá nhọn thì âm khí không đủ, tương lai nghèo khó, hôn nhân, quan hệ và tuổi già sẽ kém.
Hơn nữa, nếu phụ nữ có gò má quá phát triển (cao) thì thường ích kỷ, vì lợi ích cá nhân mà có mối quan hệ không tốt với gia đình chồng, còn phụ nữ có gò má quá mỏng (phẳng) là người tiêu cực, bi quan, thiếu dũng khí, và thiếu giúp đỡ chồng trong việc gia tăng tài sản.
Thứ hai là “nhìn mông”, trong dân gian luôn có câu nói “mông tốt cho sinh nở”, vì thế khi con dâu đi qua cửa mẹ chồng sẽ nhìn chằm chằm mông con dâu để phán đoán khả năng sinh sản của con dâu, có ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh sản, phát triển và lớn mạnh của gia đình hay không.
Người xưa cho rằng phụ nữ hông càng to và hếch thì khả năng sinh sản càng mạnh, phụ nữ eo càng mỏng và mềm thì càng duyên dáng, đoan trang và khả ái. Vì vậy, ngay từ thời nhà Đường quan niệm thẩm mỹ “béo là đẹp”, phụ nữ đầy đặn và chú trọng đến vòng eo.
Thời xưa, mọi người cũng quan niệm rằng, phụ nữ eo càng nhỏ, hông càng to thì càng dễ sinh nở
Điều cuối cùng là "xem chân", đặc biệt là từ thời nhà Tống đến đỉnh cao là vào thời nhà Minh và nhà Thanh, ở Trung Quốc nhiều phụ nữ từ các gia đình lớn sẽ trói chân họ, và đàn ông sẽ chọn xem họ có một đôi "ba tấc vàng" làm tiêu chí chọn phụ nữ đẹp. Chân nhỏ, coi như một tiêu chuẩn đẹp để chọn.
Do đó mà “mốt” bó chân đã bắt đầu thịnh hành, các bé gái khi mới sinh ra đã bắt đầu bó chân lại, mặc dù cách làm đó sẽ làm xương bàn chân bị biến dạng, nhưng vì cái đẹp, các cô gái đều bất chấp tất cả để có bàn chân nhỏ xinh.
Hồ Yên (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)