Danh mục

Thời trẻ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Thứ hai, 07/10/2013 15:16

Thuở nhỏ, cậu bé Võ Nguyên Giáp học rất giỏi, thậm chí còn đỗ đầu kì thi tốt nghiệp bậc sơ học ở tỉnh Quảng Bình. Thông minh nhưng không kém phần hiếu động, có lần cậu bị ông cụ thân sinh mắng, bị đòn roi phải chui xuống gầm bàn thờ xin tha tội.

Cậu bé Võ Nguyên Giáp cất tiếng khóc chào đời ngày 25/8/1911, tại làng An Xá, xã Lộc Thủy (Lệ Thủy, Quảng Bình). Gia đình cậu có bảy anh chị em nhưng người anh cả và chị cả mất sớm nên còn lại năm người.


Ngôi nhà nơi Đại tướng Võ Nguyên Giáp sinh ra và lớn lên ở quê hương
An Xá – Lệ Thủy – Quảng Bình.

Thuở ấu thơ, vườn nhà, vườn hàng xóm chính là chốn thiên đường của các thú chơi trốn tìm, bắt tổ chim, trèo cây lấy quả, dàn trận đánh giặc giả của cậu bé Giáp cùng lũ trẻ học chữ Nho với cậu. Và có lần, cậu đã bị thầy (bố) mắng, thậm chí còn bị đòn roi phải chui xuống gầm bàn thờ xin tha tội.

Hai cụ thân sinh của cậu bé Võ Nguyên Giáp là cụ Võ Quang Nghiêm và cụ Nguyễn Thị Kiên. Là nhà nho có uy tín trong vùng, cụ Nghiêm dạy chữ Hán nhưng khi phong trào học chữ quốc ngữ phát triển, cụ chuyển sang dạy chữ quốc ngữ cho thanh thiếu niên trong làng và bốc thuốc chữa bệnh cứu người.


Chùm ảnh về thân sinh cùng gia đình Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp bùng nổ, do phải thu xếp việc nhà, chưa kịp tản cư cùnggia đình, cụ Nghiêm bị giặc Pháp bắt đưa về giam ở Huế. Cụ bị chúng tra tấn và chết ngay trong nhà lao Huế. 

Gia đình cụ Nghiêm thuộc diện nghèo trong làng. Cậu bé Giáp đã có lần theo mẹ chèo thuyền chở thóc đi trả nợ. 

Lớn lên, xa lũ trẻ học trường làng, cậu lên học trường tổng ở làng Tuy Lộc, nơi có chợ Hôm nổi tiếng buôn bán tập nập. Ngày hai buổi sáng đi, chiều về, trưa ở lại trường, cậu cùng người cháu họ ra chợ mua bánh ăn trừ bữa.

Học hết lớp đồng ấu, muốn học tiếp, cậu bé Giáp phải rời trường tổng vào học lớp 3 trường huyện. Học lớp 3 trường huyện, cậu nổi tiếng học giỏi nhất lớp. Tổng kết cuối năm, cậu đứng đầu lớp về thành tích học tập..


Trường Quốc học Huế - nơi Đại tướng đã từng học trước năm 1927.

Học xong lớp 3 cậu phải xuống thị xã Đồng Hới học tiếp. Cậu Giáp người nhỏ bé, nhưng đẹp trai, khôi ngô tuấn tú, nước da trắng như con gái thành phố. Cậu được ngồi bàn đầu với các bạn gái nên thường bị bạn bè trêu chọc. Hai năm học ở tiểu học Đồng Hới, hàng tháng, cậu luôn đứng đầu lớp. Tại kỳ thi tốt nghiệp bậc sơ học, cậu đỗ đầu toàn tỉnh. Về làng, cậu được dân làng nể trọng, gia đình rất tự hào về cậu.

Nhưng sau đó, năm 13 tuổi, khi lên bậc trung học, cậu lại thi trượt kì thi vào Trường Quốc học Huế. Vậy là cậu phải khăn gói lên Huế ôn thi một năm trước khi đỗ loại khá ở kì thi năm 1924. Cũng phải nói thêm rằng, giáo dục thời Pháp khi đó rất khắt khe, Trường Quốc học Huế chỉ tuyển có 90 học sinh cho 12 tỉnh miền Trung.


Năm 1930, khi mới 19 tuổi, trong sự kiện Xô Viết Nghệ Tĩnh, Võ Nguyên Giáp
bị bắt và giam  ở nhà lao Thừa Phủ (Huế).

Anh học trò Võ Nguyên Giáp bước vào cổng trường Quốc học Huế đúng vào lúc diễn ra phong trào đấu tranh của nông dân, các tầng lớp trí thức, học sinh Trung kỳ đòi giảm sưu cao, thuế nặng, đòi nhà cầm quyền Pháp trả tự do cho nhà chí sĩ cách mạng Phan Bội Châu, đòi được để tang chí sĩ cách mạng yêu nước Phan Chu Trinh. Võ Nguyên Giáp nhanh chóng hòa nhập ngay vào phong trào đấu tranh đó.

Cũng trong trường Quốc học Huế, học sinh Giáp còn được các thầy đầy tâm huyết dạy dỗ, như thầy Võ Liêm Sơn, thầy Cao Xuân Huy, thầy Đặng Thai Mai.

Trong thời gian này, Võ Nguyên Giáp tham gia phong trào yêu nước và bị đuổi học vì tổ chức bãi khóa ở trường Quốc học trong chuỗi hoạt động hưởng ứng để tang cụ Phan Chu Trinh. Anh trở về quê trong tâm trạng bế tắc.


Võ Nguyên Giáp tham gia cuộc gặp mặt các nhà yêu nước tại khách sạn 
Lạc Xuân, Hàng Bông, Hà Nội năm 1938.

Một hôm, Nguyễn Chí Diểu, một người bạn đồng chí hướng tại trường Quốc học Huế, lặn lội từ Huế về làng An Xá tìm gặp Võ Nguyên Giáp. Nguyễn Chí Diểu cho Giáp biết sau khi bị đuổi học đã tham gia Tân Việt cách mạng Đảng, đồng thời cho Giáp xem chương trình, điều lệ của Tân Việt Cách mạng Đảng. Sau đó, Võ Nguyên Giáp được kết nạp vào Đảng Tân Việt.

Từ năm 1929, Võ Nguyên Giáp trở thành một trong những thành viên trong nhóm hạt nhân của Đảng Tân Việt. Anh tích cực vận động cho tổ chức này gia nhập Đảng Cộng sản.

Cũng trong khoảng thời gian này, Võ Nguyên Giáp làm biên tập viên cho báo Tiếng dân, tờ báo đầu tiên ở Trung Kỳ có xu hướng tiến bộ do cụ Huỳnh Thúc Kháng làm chủ biên. Qua tờ báo, Võ Nguyên Giáp viết bài tuyên truyền cho chủ nghĩa Mác. Vì vậy, chính quyền thực dân ở đây ngày đêm theo dõi, giám sát từng hoạt động của anh.


 Một trong những bài báo đầu tiên của Võ Nguyên Giáp dưới bút danh 
Hải Thanh có tên "Vũ trụ và tấn hóa" in trên báo Tiếng dân 
năm 1929 do cụ Huỳnh Thúc Kháng làm chủ bút

Xô viết Nghệ - Tĩnh nổ ra, thực dân Pháp ra sức khủng bố trắng. Ngày 25/10/1930, lúc vừa tròn 19 tuổi, Võ Nguyên Giáp bị chính quyền thực dân bắt giam cùng một số người, trong đó có thầy Đặng Thai Mai, nữ sinh Nguyễn Thị Quang Thái - người sau đó ít lâu trở thành người vợ thân yêu của Võ Nguyên Giáp. Anh bị kết án hai năm tù giam tại nhà lao Thừa Phú.

Cuối năm 1931, do Hội Cứu tế Đỏ Pháp đấu tranh, đòi thả chính trị phạm, chính quyền thực dân Pháp ở Đông Dương phải nhượng bộ tha một số tù chính trị. Thầy Đặng Thai Mai, Võ Nguyên Giáp, Quang Thái và một số anh em khác được thả. 

Năm 1932, thầy Đặng Thai Mai chuyển ra dạy học ở Hà Nội, Võ Nguyên Giáp cũng ra theo thầy.

Rời ghế nhà trường từ năm Thành chung thứ hai, giờ đây, tại Hà Nội, Võ Nguyên Giáp quyết định dành 10 tháng để học, dự thi lấy bằng tú tài phần nhất với tư cách thí sinh tự do và đã đỗ hạng ưu. Từ đây, Võ Nguyên Giáp bắt đầu dạy học tại trường Thăng Long cùng với thầy Đặng Thai Mai. Học trò của thầy Mai, thầy Giáp sau này nhiều người đỗ đạt cao, trở thành những nhà trí thức có uy tín và có người trở thành cán bộ cấp cao của Đảng và Nhà nước.


 Võ Nguyên Giáp từng dạy môn lịch sử tại trường tư thục Thăng Long, Hà Nội 
(1932 - 1939). Ông vừa dạy học, vừa học trường Luật, vừa viết bài
cho các báo.

Trong thời gian dạy học ở trường Thăng Long, Võ Nguyên Giáp xây dựng gia đình với người em ruột của nữ chiến sĩ cộng sản Nguyễn Thị Minh Khai là Nguyễn Thị Quang Thái, người mà anh quen trên chuyến xe lửa Vinh - Huế. 

  
Tháng 9/1935, ông lập gia đình với bà Nguyễn Thị Quang Thái, em ruột
của nhà cách mạng Nguyễn Thị Minh Khai.

Năm 1936, ở Pháp, Mặt trận Bình dân lên nắm quyền, buộc chính quyền thuộc địa ở Đông Dương phải thực hiện một số cải cách dân chủ. Võ Nguyên Giáp đã tham gia nhiều cuộc đấu tranh công khai của Đảng. Trên lĩnh vực văn học nghệ thuật, anh viết cho nhiều tờ báo của Đảng bằng tiếng Việt và tiếng Pháp và trở thành Chủ tịch Ủy ban Báo chí Bắc Kỳ. 

Cuối năm 1939, Chính phủ bình dân Pháp bị đánh đổ, nước Pháp nói riêng và thế giới nói chung đang đứng trước nguy cơ đe dọa của chủ nghĩa phát xít. Ở Đông Dương, nhà cầm quyền thực dân đàn áp phong trào cách mạng được dịp trỗi dậy. Ngày đêm chúng lùng sục, bắt bớ, tra tấn nhiều chiến sĩ cộng sản. Chính vào lúc này, Hoàng Văn Thụ, Ủy viên Thường vụ Đảng Cộng Sản Đông Dương, khuyên Võ Nguyên Giáp nên ra nước ngoài, nơi anh có dịp gặp lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, người mà anh từng ngưỡng mộ.

Mùa hè 1940, anh lên đường ra nước ngoài để lại người bạn đời, người đồng chí, Nguyễn Thị Quang Thái và một cháu gái mới sinh là Võ Hồng Anh, sau này trở thành nữ tiến sĩ Vật lý xuất sắc. Nhưng cả hai không ngờ lần chia tay này cũng là lần vĩnh biệt. Chị Thái bị giặc Pháp bắt giam và qua đời trong ngục tù.


Ngày 22/12/1944, tại Cao Bằng, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân
làm lễ thành lập với 34 chiến sĩ, do Võ Nguyên Giáp trực tiếp chỉ huy

Như một định mệnh, đến Vân Nam (Trung Quốc), Võ Nguyên Giáp được gặp ngay Nguyễn Ái Quốc, lúc này đã mang tên Hồ Chí Minh. Năm 1941 đúng dịp Tết nguyên đán Tân Tỵ, Võ Nguyên Giáp cùng Hồ Chí Minh trở về Cao Bằng. 


Ngày 26/8/1945, Tư lệnh Việt Nam Giải phóng quân Võ Nguyên Giáp duyệt binh
lần đầu ở Hà Nội  sau khi giành được chính quyền.

Tháng 12/1944, Hồ Chí Minh giao cho Võ Nguyên Giáp xây dựng Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, mà như lời tiên đoán của người: "Nó là khởi điểm của giải phóng quân, nó sẽ đi suốt từ Bắc chí Nam, khắp đất nước Việt Nam". Người đã thấy trước từ đội quân nhỏ bé này, đội quân cách mạng do Võ Nguyên Giáp đứng đầu sẽ làm nhiệm vụ lịch sử chiến đấu giải phóng dân tộc.


  Ngày 2/9/1946, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tròn một năm
thành lập. Bí thư Tổng Quân ủy Võ Nguyên Giáp tuyên đọc 
Nhật lệnh của Quân ủy hội.

Trong khoảng thời gian 1945 - 1946, Võ Nguyên Giáp liên tục được giao phó những vị trí quan trọng trong Đảng và Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.


Ở tuổi 37, Võ Nguyên Giáp được phong quân hàm đại tướng.

Năm 1948, ở tuổi 37, Võ Nguyên Giáp được phong quân hàm đại tướng và trở thành Đại tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam. 

Bài Tổng hợp từ các nguồn: Tuổi trẻ, REDS, Zing/Tri Thức, Dân Việt

Theo Trí Thức Trẻ

Tin được quan tâm

Hơn 2 tháng nữa, hàng triệu người chuẩn bị nhận được khoản tiền tăng gấp 4 lần hiện tại ngoài lương hưu hằng tháng

Sắp tới khi người lao động nghỉ hưu, người lao động sẽ nhận được một khoản trợ cấp một lần ngoài lương hưu hàng tháng,...
Kiến thức 2 ngày, 7 giờ trước

Chuẩn bị bầu Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố theo quy định mới nhất năm 2025 như thế nào?

Nắm bắt hướng dẫn và quy định mới giúp việc bầu Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố diễn ra nhanh chóng, hiệu quả hơn....
Kiến thức 3 ngày, 16 giờ trước

Chỉ ít ngày nữa, người dân phải dùng sang Căn cước không được dùng Căn cước công dân, đúng không?

Thông tin từ 15/5/2025, người dân buộc phải cấp đổi căn cước công dân sang căn cước là không đúng. Chỉ ai chủ động muốn...
Kiến thức 1 ngày, 6 giờ trước

Từ ngày 1/7/2025, thành phố nhỏ nhất Việt Nam dự kiến sẽ bị 'xóa tên' khỏi bản đồ hành chính

Theo dự kiến chỉ chưa đầy 3 tháng nữa, thành phố có diện tích nhỏ nhất Việt Nam với diện tích 44,94km2 sẽ bị xóa...
Kiến thức 3 ngày, 21 giờ trước

Bồn cầu đóng cặn vàng khè: Chỉ bạn 4 cách không cần tốn công cọ rửa cũng sạch bong

Chỉ cần vài phút sử dụng nguyên liệu dễ kiếm bạn có thể vệ sinh bồn cầu sạch sẽ, sáng loáng.
Làm sao 2 ngày, 18 giờ trước

4 con giáp nào sẽ ngày càng giàu có từ cuối tháng 4 đến tháng 5, gia đình sung túc, cuộc sống sung túc?

Từ cuối tháng 4 đến tháng 5 năm 2025, theo tử vi, có 4 con giáp được dự đoán sẽ gặp nhiều may mắn về...
Đời sống số 2 ngày, 18 giờ trước

Tin cùng mục

Tử vi ngày 1/5/2025 của 12 con giáp: Tuổi Hợi làm ăn khấm khá, Thân hung vận cản trở

Cùng xem tử vi dự đoán gì về vận mệnh, tình duyên, cuộc sống,... của 12 con giáp trong ngày 1/5/2025.
Đời sống số 6 giờ, 31 phút trước

Trước khi xuất trình giấy tờ, người dân có được quyền yêu cầu CSGT chứng minh vi phạm không?

Nhiều người tham gia giao thông thắc mắc về quyền của mình khi bị CSGT dừng xe kiểm tra. Liệu người dân có quyền yêu...
Kiến thức 6 giờ, 43 phút trước

Người nghỉ hưu trước tuổi bao lâu được nhận mức trợ cấp hưu trí một lần?

Có một bạn đọc hỏi: 'Người nghỉ hưu trước tuổi trong bao lâu sau quyết định sắp xếp tổ chức bộ máy được nhận mức...
Tin trong ngày 6 giờ, 59 phút trước

Chuyên gia cảnh báo: 4 từ này nếu thấy xuất hiện trên trình duyệt web tuyệt đối không được click vào kẻo mất tiền, thiệt thân

Hàng ngày, bạn thường sử dụng các trình duyệt web để lướt mạng đọc tin tức, check email... Khi vào trình duyệt web, bạn thường...
Đời sống số 6 giờ, 13 phút trước

Chính sách tiền lương cho cán bộ, công chức cấp xã mới sau sắp xếp sẽ ra sao?

Theo Nghị quyết mới của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính năm 2025, có hiệu lực từ...
Tin trong ngày 7 giờ, 43 phút trước

Công an cảnh báo mối hiểm họa từ đơn hàng 0 đồng: Thủ đoạn lừa đảo không mới nhưng vẫn hiệu quả

Phòng Cảnh sát Hình sự (CSHS) - Công an tỉnh Hà Tĩnh vừa tiếp nhận thông tin trình báo của chị T. (trú huyện Thạch...
Kiến thức 7 giờ, 47 phút trước

Tin mới cập nhật

Danh sách, tên gọi 126 xã, phường mới tại Thành phố Hà Nội sau sắp xếp

Tại Kỳ họp chuyên đề (Kỳ họp thứ 22), HĐND Thành phố Hà Nội đã thông qua chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính...
Tin trong ngày 7 giờ, 47 phút trước

Dừng xe máy để nghe điện thoại có bị phạt không?

Nhiều người thắc mắc việc dừng xe máy để nghe điện thoại có vi phạm luật giao thông hay không. Theo Luật sư Hoàng Trọng...
Kiến thức 7 giờ, 48 phút trước

Hai tháng nữa, đóng BHXH 15 năm được nhận lương hưu, nhưng tại sao nhiều người kiên định không rút 'một cục'?

Ba tháng đầu năm 2025, cả nước có 267.493 người nhận BHXH một lần, giảm gần 70.000 người, tương đương 26,17% so với cùng kỳ...
Kiến thức 7 giờ, 48 phút trước

Hệ số lương của cán bộ, công chức xã mới sau sáp nhập năm 2025 là bao nhiêu?

Nhiều người quan tâm về hệ số lương của cán bộ, công chức cấp xã sau sáp nhập sẽ được tính ra sao?
Tin trong ngày 7 giờ, 48 phút trước

Sau sáp nhập, dự kiến bao nhiêu tỉnh thành có 2 sân bay?

Theo Nghị quyết số 60 Hội nghị lần thứ 11 Ban chấp hành Trung ương khóa 13, cả nước sẽ còn 34 tỉnh thành, trong...
Tin trong ngày 7 giờ, 13 phút trước

Những nhiệm vụ, quyền hạn dự kiến của Chủ tịch UBND xã, phường sau sắp xếp

Tờ trình của Chính phủ về dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi nêu những điểm mới thể hiện tinh thần...
Tin trong ngày 8 giờ, 43 phút trước

Hơn 2 tháng nữa, 3 trường hợp này sẽ bị tạm dừng việc hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH

Theo điều 75 của Luật BHXH 2024 (có hiệu lực từ 01/7/2025) quy định rõ về việc tạm dừng, chấm dứt hưởng lương hưu và...
Kiến thức 8 giờ, 13 phút trước

Kể từ bây giờ: Đáp ứng điều kiện này, người dân sẽ được chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp

Để chuyển đất trồng cây hàng năm sang đất nông nghiệp khác cần cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép.
Kiến thức 9 giờ, 42 phút trước

Chú ý: Những trường hợp mua bảo hiểm xe máy bắt buộc nhưng không được đền bù khi bị tai nạn

Theo quy định những trường hợp dưới đây dù tham gia bảo hiểm xe máy bắt buộc khi tai nạn vẫn không được đền bù....
Kiến thức 9 giờ, 13 phút trước

Mức xử phạt đối với lái xe vi phạm nồng độ cồn cao nhất hiện nay là bao nhiêu?

Theo quy định tại nghị định 168 có hiệu lực thi hành từ 1/1/2025, mức phạt nồng độ cồn đối với người đi ô tô,...
Kiến thức 10 giờ, 43 phút trước