Tuy nhiên, số hoạn quan có được may mắn như Lao Ái và An Đức Hải chỉ là thiểu số. Còn hàng ngàn vạn hoạn quan khác, họ làm cách nào để thỏa mãn nhu cầu sinh lý của mình?
1. Những người hầu là nam giới, một khi được đưa vào cung cấm bao giờ cũng phải trải qua quá trình cắt bỏ tinh hoàn nhằm đảm bảo họ không còn năng lực của đàn ông để có thể thể gây ra những chuyện phiền toái trong chốn hậu cung hàng ngàn mỹ nữ.
Những người này được người ta gọi là hoạn quan. Vì vậy, lâu nay khi nhắc tới hoạn quan người ta thường nghĩ tới những người khiếm khuyết bộ phận sinh dục, ẻo lả và không có khả năng phòng the.
Tuy nhiên, những bí sử lại cho thấy, dù không còn năng lực tính dục, song hoạn quan vẫn có những nhu cầu nhất định trong chuyện nam nữ.
Về mặt sinh lý, mặc dù khiếm khuyết bộ phận sinh dục nhưng tuyến sinh dục ở họ vẫn còn và vẫn tiết ra hóc-môn sinh dục.
Đây có lẽ là nguyên nhân khiến họ vẫn có nhu cầu tính dục. Từ góc độ tâm lý, trong hậu cung, do thân phận đặc thù của các hoạn quan, những chuyện ái ân, ân ái giữa Hoàng đế và các hậu phi dường như không cần phải né tránh họ.
Điều này dễ tạo nên các kích thích về mặt tâm lý, tạo ra các dục vọng thể xác đối với các hoạn quan.
Từ góc độ nào đó, tâm lý này ở các hoạn quan còn mạnh mẽ hơn hẳn người thường do chỗ họ không được thỏa mãn các nhu cầu sinh lý. Đây là tâm lý mà người ta gọi là “người điếc thì thích nghe còn người mù thì thích nhìn thấy ánh sáng”.
Sử sách từ trước tới nay ghi chép về cuộc sống của các hoạn quan không nhiều.
Một thái giám trên phim
Tuy nhiên, có một điều chắc chắn rằng, những mối quan hệ tính dục hỗn loạn trong chốn hậu cung xưa có liên quan rất lớn tới các hoạn quan.
Điều này thể hiện ở hai phương diện: Một mặt, là mối quan hệ đồng tính luyến ái giữa Hoàng đế, các ông chủ hậu cung với các hoạn quan. Trước nay, những câu chuyện tình đồng tính giữa Hoàng đế và các hoạn quan không phải hiếm.
Từ vua Vệ Linh Công thời Xuân Thu cho tới ông vua Càn Long nổi tiếng thời nhà Thanh đều có những người tình nổi tiếng xuất thân từ hoạn quan.
Mặt khác, đó là mối quan hệ “vượt rào” giữa hoạn quan và các hậu phi trong hậu cung, những người luôn thiếu thốn sự đáp ứng các nhu cầu sinh lý.
Tuy nhiên, điều đáng nói là dù là trong mối quan hệ với Hoàng đế hay các hậu phi thì những người hoạn quan có được may mắn này không hề nhiều.
Vậy hàng ngàn vạn hoạn quan khác làm cách nào để thỏa mãn nhu cầu tính dục của mình?
Lần giở lại các tài liệu chính sử, có thể khẳng định, đối tượng mà hoạn quan tìm đến để thỏa mãn nhu cầu có ba loại chủ yếu: Một là các ca nữ, hai là cung nữ và ba là vợ của những người yếu thế hoặc bị họ khống chế.
Dù người ta vẫn cho đây là những mối quan hệ bất bình thường song trên thực tế nó lại tồn tại thật.
Những câu chuyện về mối quan hệ tính dục giữa các hoạn quan trong hậu cung và ba loại đối tượng này hoàn toàn không hiếm trong sử sách.
2. Sử liệu được tìm thấy nhiều nhất chính là những cuốn sách ghi chép về mối quan hệ đặc biệt giữa hoạn quan và các kỹ nữ.
Trong phần “Hoạn quan truyện” của sách “Tống sử” (Sử nhà Tống) có chép chuyện một hoạn quan tên là Lâm Ức sau khi cáo lão về quê đã quyết định nuôi một kỹ nữ tên là Doanh Lợi để “bầu bạn” những năm cuối đời.
Một truyện khác lại chém, một hoạn quan tên là Trần Nguyên do phạm tội trong hậu cung bị biếm chức.
Tuy nhiên, sau đó Trần Nguyên vẫn chứng nào tật nấy, mang cả kỹ nữ vào nơi làm việc để dâm loạn.
Nhiều người sau đó đã nghi ngờ rằng, Trần Nguyên có thể trăng hoa với gái lầu xanh thì không thể là một hoạn quan hoàn toàn được.
Đến thời nhà Minh, sử sách cũng ghi lại rất nhiều trường hợp hoạn quan là “bạn thân” với các kỹ nữ. Thậm chí có nhiều hoạn quan còn công khai lấy kỹ nữ về làm vợ.
Trong lịch sử phong kiến Trung Quốc, thời kỳ nhà Minh là thời kỳ hoạn quan có quyền lực nhất, do vậy cũng có thu nhập cao nhất.
Do vậy, rất nhiều kỹ nữ ở kinh thành thời bấy giờ sẵn sàng “cam tâm tình nguyện” qua lại với các hoạn quan.
Tuy nhiên, do hoạn quan thời bấy giờ thế lực rất lớn, thành ra rất nhiều hoạn quan ỷ thế ức hiếp dân thường, tới lầu xanh vui chơi rồi không trả tiền mà quay về cung.
Thế nên, trong lịch sử mới ghi lại câu chuyện thú vị về việc kỹ nữ xông vào tận cung cấm đòi tiền “tình phí” của hoạn quan.
Chuyện kể rằng vào những năm dưới thời vua Vạn Lịch nhà Minh, trong cung người ta tra ra một người phụ nữ giả nam vào cung làm thái giám. Sau khi tra hỏi, người phụ nữ này mới khai ra sự thật.
Hóa ra, cô ta vốn là một kỹ nữ trong kinh thành, qua lại với một hoạn quan trong cung đã lâu.
Tuy nhiên, gần đây viên hoạn quan này không trả tiền vui vẻ cho cô ta nữa, rồi trốn luôn trong cung không chịu ló mặt ra ngoài nữa. Không còn cách nào khác, cô kỹ nữ bèn giả làm nam giới vào cung để đòi “tình phí”.
3. Cung nữ, những người luôn phải chịu cảnh chăn đơn gối chiếc trong cung cấm cũng trở thành một đối tượng tìm tới của các hoạn quan.
Trong vở kịch “Điện trường sinh” thời nhà Nguyên có miêu tả lại cảnh các cung nữ và thái giám cùng nhau xem trộm cảnh Đường Huyền Tông và Dương Quý Phi cùng tắm chung.
Theo miêu tả của vở kịch này thì khi hai cung nữ đang nhìn trộm Đường Huyền Tông và Dương Quý Phi tắm thì bị một thái giám bước tới từ phía sau trêu chọc: “Hai chị xem thật là vui vẻ nhỉ, hãy để cho tôi xem cùng với nào”.
Hai cung nữ bị bắt quả tang, giật mình quay lại nói: “Chung tôi hầu nương nương tắm thì có gì mà vui vẻ?”
Viên thái giám cười nói: “Chỉ sợ các chị không phải hầu nương nương tắm mà là đứng đây để nhìn trộm hoàng thượng thôi!” Màn kịch này cho thấy, trong chốn cấm cung, khi hàng ngàn vạn người phụ nữ chỉ trông chờ “ơn mưa móc” của một mình Hoàng đế, thì khát vọng được thỏa mãn nhu cầu sinh lý ở họ là rất lớn.
Do vậy, việc các cung nữ tuổi mới mười sáu đôi mươi, đang độ tuổi tràn đầy sức sống lại phải sống trong cung cấm, cả ngày phục dịch, không được gặp cha mẹ, cũng chẳng được tâm sự cùng người trong mộng tìm tới các thái giám để thỏa mãn nhu cầu ái ân cũng là chuyện hợp tình hợp lý.
Mặc dù mối quan hệ giữa hoạn quan với kỹ nữ hay các cung nữ dù có chút dị thường, xong vẫn được nhiều người đồng tình. Bởi lẽ, xét đến cùng, hoạn quan, cung nữ hay kỹ nữ đều là những người có hoàn cảnh bi đát nhất trong xã hội phong kiến.
Một người bị cắt bỏ bộ phận sinh dục, mất đi khả năng đàn ông, một người bị bắt khỏi gia đình vào cung phục dịch quanh năm, còn một người thì phải bán thân nuôi miệng.
Mối quan hệ trăng gió giữa hoạn quan và kỹ nữ hay cung nữ bao
thường trở nên dị dạng và biến thái. Ảnh minh họa
Việc họ vì lý do này hay lý do khác tìm đến với nhau dẫu sao vẫn là đáng thương hơn là đáng trách.
Ngược lại, việc các hoạn quan dựa vào quyền thế của mình, ức hiếp người vô tội, cướp vợ của những người yếu thế thì lại là chuyện khiến người ta cảm thấy căm ghét.
Sách “Vạn Lịch dã hoạch biên” có chép chuyện Thạch Doãn thường cải trang làm thường dân tới thăm hỏi những nhà thường dân có con gái bị thái giám cưỡng bức mà chết.
Tới thời Minh Anh Tông, quan trấn thủ Đại Đồng (Sơn Tây, Trung Quốc) là Vỹ Lực Chuyển cưỡng bức vợ của một viên tướng dưới quyền. Khi người phụ nữ này tìm cách chống cự đã bị Vỹ tức giận dùng côn đánh cho tới chết.
Sau này, Vỹ Lực Chuyện còn giở trò dâm loạn với vợ của con nuôi mình. Khi mọi chuyện vỡ lở, con nuôi của Vỹ phát hiện, Vỹ đã dùng cung tên bắn chết đứa con nuôi rồi chiếm luôn người con dâu làm vợ.
Những câu chuyện nói trên chứng tỏ rằng, hoạn quan không những tồn tại nhu cầu tính dục mà thậm chí còn bị nhu cầu này biến thành những kẻ ác nhân.
Vậy hoạn quan và phụ nữ làm cách nào để thực hiện chuyện ái ân? Đây là chuyện mà trước nay vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng.
Tuy nhiên, do chỗ hoạn quan là những người đàn ông bị khuyết thiếu bộ phận sinh dục, do vậy, một điều chắc chắn là chuyện quan hệ giữa họ và những người phụ nữ chắc chắn không thể diễn ra theo cách thông thường được.
Theo đó, chuyện quan hệ tính dục của hoạn quan thường chỉ là sự đụng chạm và thỏa mãn các nhu cầu sinh lý và tâm lý mà thôi.
Cũng chính vì điều này, mối quan hệ trăng gió giữa hoạn quan và kỹ nữ hay cung nữ bao thường trở nên dị dạng và biến thái.
Phunutoday