Theo lịch sử, sự hiện diện của nữ thái giám đã xuất hiện từ cách đây hơn 3.000 năm vào thời nhà Chu. Nữ lại là chức lễ chủ quản vương hậu, nắm nội trị, nội chính trong cung. Nhà Chu đặt ra 8 chức nữ quan. Đến đời Hán có tổng cộng gần 200 nữ quan.
Khác với những cung tần, mỹ nữ được đưa vào cung nhằm mục đích duy trì nòi giống Hoàng tộc, các nữ quan chẳng những "không được phép" đẹp mà đa số còn là những người phụ nữ đã đứng tuổi, sống cô đơn không lập gia đình.
Nhiệm vụ của nữ thái giám rất phức tạp, mà cũng có thể nói là tạp nham. Từ việc nắm giữ các loại vân ấn, ghi chép lại lịch trình làm việc, cho tới việc quản lý đời sống phòng the chốn hậu cung, xem xét và báo cáo tình hình thai nghén của các phi tần.
Cũng giống như nam thái giám, những nữ thái giám bị ép phải "tịnh thân" với một mục đích duy nhất là đảm bảo họ không thể có thai và sinh con được nữa. Tuy nhiên, việc "đảm bảo" này không hề đơn giản như nhiều người vẫn nghĩ là chỉ cần uống thuốc vô sinh giống trong các bộ phim mô tả về cuộc chiến tranh sủng chốn hậu cung. Những nữ thái giám sẽ phải trải qua một quá trình "tịnh thân" đau đớn và ghê rợn hơn nhiều so với các nam thái giám.
Các nữ thái giám phải chịu hình tàn khốc, đó chính là bị gậy nhỏ đập vào bụng để sa dạ con, vô sinh. Sau đó, các nữ thái giám uống 1 loại thuốc mê để quên dần cảm giác, các nữ y dùng cây móc đặc biệt để kéo buồng trứng và các bộ phận trong âm đạo ra ngoài.
Xong xuôi, họ dùng loại dây được làm từ gân trâu bò để buộc chặt ống nối rồi cắt bỏ. Vì miệng vết thương đã được buộc chặt bằng dây gân trâu bò nên sẽ tránh được tình trạng mất máu quá nhiều.
30 phút sau, các nữ y dùng một loại tro được đốt từ thảo dược bí truyền bôi lên vết thương, chờ 3 tháng nghỉ ngơi để lành lặn và bắt đầu công việc được giao.
Đa phần các cô gái sau khi phẫu thuật đều chết vì bị sốc, nhiễm trùng vết thương hoặc vì biến chứng sau phẫu thuật. Chỉ có những người còn sống mới được coi là nữ thái giám. Và chỉ những ai có thành tích xuất sắc nổi trội mới được phong làm nữ quan.
Điều này cũng cho thấy nữ thái giám chịu đựng đau đớn hơn nhiều so với nam thái giám, nhưng dưới thời phong kiến, các nữ thái giám cũng không có sự lựa chọn nào khác.
Nó cũng là một loại bi kịch trong xã hội. Cho dù là nam hay nữ thái giám, tuổi già sẽ rất ảm đạm vì không thể sinh con nên chỉ có thể ở một mình. Về già còn có một cái kết không thể tốt hơn là cùng thái giám hoặc cung nữ ra khỏi cung để sống nốt phần đời còn lại.
Dương Huyền (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)