Ngày 10/4/1912, con tàu Titanic bắt đầu chuyến hải trình đầu tiên của nó, khởi hành từ Southampton – một thành phố cảng ở phía Nam nước Anh, dự định băng qua Đại Tây Dương đến thành phố New York của Mỹ.
Thế nhưng, vào lúc 11 giờ 40 phút tối ngày 14/4/1912, tàu Titanic đụng phải tảng băng trôi. Hai tiếng đồng hồ sau, cũng tức là 2 giờ 20 phút sáng ngày 15/4, tàu Titanic chìm, có tổng cộng 705 người được cứu sống, 1502 người chết, được xem là vụ tai nạn đường biển lớn nhất thế kỷ 20.
Một trăm năm sau, người ta vẫn còn nhớ đến câu chuyện chân thực từng xảy ra trong cái đêm lạnh lẽo và khủng khiếp đó, và cảm động trước những câu chuyện tình yêu tuyệt đẹp.
Chuyện tình của họ sau đó được dựng thành phim.
Bí mật được tiết lộ bởi người cuối cùng được đưa lên thuyền cứu hộ
Charles Lightoller, 38 tuổi, là thuyền phó của tàu Titanic, ông ta là người cuối cùng được kéo lên thuyền cứu hộ giữa lòng đại dương lạnh lẽo và cũng là người giữ chức vụ cao nhất trên tàu còn sống sót. Ông đã viết 17 trang hồi ký, miêu tả từng chi tiết về vụ tai nạn chìm thuyền năm ấy.
Trong hồi ký của ông viết rằng: Đứng trước tai nạn chìm tàu, thuyền trưởng ra lệnh đưa phụ nữ và trẻ em lên thuyền cứu hộ trước, rất nhiều hành khách đều tỏ ra rất bình tĩnh, nhưng lại có một số người không chịu tách khỏi gia đình người thân của mình.
“Khi đó, tôi ra sức hét lớn: Phụ nữ và trẻ em hãy tới đây!' Nhưng tôi thấy nhiều người không tình nguyện từ bỏ người thân để nhìn phụ nữ và trẻ em bước lên thuyền cứu sinh…", Phó thuyền trưởng Charles viết.
Bài báo về những gì đã xảy ra được đăng tải cách đây gần 100 năm.
Sau khi nghe đại phó và Charles khuyên nhủ, chiếc thuyền cứu hộ đầu tiên với sức chứa là 65 người lại xuống nước chỉ với 28 người trên thuyền. Cũng theo hồi ức của Charles, khi chiếc thuyền cứu hộ thứ nhất được hạ xuống, ông có hỏi một phụ nữ đang đứng trên boong tàu có tên là Straw rằng: "Quý bà có muốn cùng tôi lên chiếc xuồng cứu nạn kia hay không".
Điều khiến Charles không ngờ là bà Straw cương quyết lắc đầu và đáp: "Không, tôi nghĩ rằng ở trên tàu vẫn tốt hơn". Bấy giờ, chồng của Straw hỏi: "Vì sao em không muốn lên thuyền cứu nạn?" Straw mỉm cười: "Không, em chỉ muốn ở bên anh".
Từ đó về sau, Charles vĩnh viễn không còn được nhìn thấy đôi vợ chồng ấy, nhưng câu chuyện về tình yêu của họ chưa bao giờ phai nhạt trong ký ức Phó thuyền trưởng…
"Nếu anh không lên xuồng thì em cũng vậy!"
Đạo diễn của bộ phim – James Cameron chia sẻ rằng cặp vợ chồng trong cảnh phim ấy được tạo nên dựa trên một cặp đôi thật ở ngoài đời thực: ông Isidor Straus 67 tuổi và vợ ông – bà Ida Straus 63 tuổi. Họ nằm trong danh sách những nạn nhân xấu số trong thảm họa tàu Titanic năm 1912.
Cặp vợ chồng ấy chính là chủ nhân của chuỗi cửa hàng bách hóa Macy’s nổi danh khắp nước Mỹ và là một trong hành khách giàu có nhất trên chuyến tàu Titanic định mệnh.
Cameron thổ lộ rằng họ chọn ra đi theo cách mà họ đã sống một đời người: yêu thương và bên nhau không rời. Họ gắn chặt với nhau đến hơi thở cuối cùng.
Thời điểm đó, ông Isidor là người giàu có bậc nhất thế giới.
Cụ thể:
Khi con tàu Titanic được mệnh danh “không bao giờ chìm” đã va phải một tảng băng trôi, nước biển bắt đầu tràn vào tàu qua các lỗ hổng Isidor và Ida lập tức mặc áo phao cứu hộ và chạy tới boong tàu – nơi các thuyền viên đang hạ những chiếc xuồng cứu hộ xuống và ưu tiên cho phụ nữ, trẻ em và các hành khách khoang hạng nhất lên trước.
Theo lời kể của người giúp việc của bà Ida và cộng sự của ông Isidor – 2 nhân chứng sống sót sau vụ đắm tàu lịch sử ấy, viên thuyền phó đã yêu cầu bà Ida (khi đó đang mặc chiếc áo khoác dày dặn đủ để chống chọi với thời tiết băng giá bên ngoài) lên xuồng. Bà lập tức nghe theo. Tuy nhiên, khi thuyền phó lặp lại yêu cầu với ông Isidor, ông bỗng dưng lắc đầu từ chối.
Ông Isidor quả quyết nói: “Không, tôi sẽ không lên xuồng cho đến khi tôi tận mắt nhìn thấy toàn bộ phụ nữ và trẻ em đều đã được giải cứu”. Người chắt trai của cặp đôi đồng thời là nhà sử học của dòng họ Straus – giáo sư Paul Kurzman chia sẻ với báo chí: “Vị thuyền phó ấy đã bảo rằng: ‘Ông Straus, chúng tôi đều biết ông là ai, vậy nên ông đã có sẵn một vị trí trên xuồng cứu hộ’, thế nhưng cụ ấy vẫn đứng yên trên boong tàu”.
Thấy vậy, bà Ida liền xuống khỏi xuồng, đến bên người chồng thân yêu. Bà nói với ông rằng: “Chúng ta đã có 40 năm bên nhau thật tuyệt vời cùng 6 đứa con xinh như thiên thần. Nếu anh không lên xuồng thì em cũng vậy”. Bà cẩn thận cởi chiếc áo lông lông của mình ra và đưa cho cô giúp việc Ellen Bird: “Tôi không cần đến nó nữa. Cô hãy cầm lấy chiếc áo này để giữ ấm khi lên xuồng cứu hộ, nó sẽ giúp cô sống sót chờ đến lúc được giải cứu”.
“Cụ Isidor vòng tay ôm chặt lấy vợ. Sau đó, một cơn sóng lớn ập đến và cuốn cả hai vào lòng biển sâu. Đó là lần cuối người ta nhìn thấy họ”, Kurzman bồi hồi kể lại.
Kurzman - Nhà sử học, chắt trai của cặp vợ chồng tạo nên thiên tình sử lay động toàn thế giới.
Khoảnh khắc dịu dàng ấy, cái kết ngọt ngào xen lẫn đắng cay ấy chỉ là một trong vô vàn những câu chuyện cuối đời của các nạn nhân trong thảm kịch Titanic, thế nhưng nó lại không giống số còn lại, nó được người ta ghi nhớ và truyền tai nhau tới tận bây giờ.
Tại quận Brown của thành phố New York có một đài tưởng niệm dành cho đôi vợ chồng Ida Straus, bên trên còn có khắc dòng chữ: “Biển có lớn cách mấy cũng không nhấn chìm được tình yêu”. (Nguyên bản: Many waters cannot quench love, neither can the floods drown it). Hơn 6000 người đã tham gia bữa tiệc tưởng nhớ về Ida Straus được tổ chức tại Carnegie Hall ở Manhattan.
Cơ thể của Ida không bao giờ được tìm thấy, nhưng cơ thể của Isidor vẫn còn nguyên vẹn và mang về thành phố New York. Tất cả mọi thứ trên người của ông đã được niêm phong và gửi đến Sara - con gái cả của ông. Trong đó, phải kể tới mảnh trang sức với chữ cái đầu I S (với chữ "I" đứng cho cả Ida và Isidor) và một bức ảnh của Jesse, Sara (2 con của họ).
Theo Khampha.vn