Công cuộc tìm kiếm cổ mộ
Tháng 3 năm 2003, một đoàn người đến khai thác khoáng sản ở một ngọn núi thuộc thành phố Thông Liêu, Nội Mông Cổ. Như thường lệ, họ dùng bom phá đá, bất ngờ phát hiện phía sau lớp bụi mù mịt, đống đá đổ nát là một thạch bích lớn kỳ lạ. Các nhà nghiên cứu khảo cổ sau khi nghe tin đã lập tức phái các chuyên viên đến hiện trường xem xét.
Phó viện trưởng Viện nghiên cứu khảo cổ Tháp Lạp đồng thời là trưởng đoàn lần này cho biết: “Qua việc kiểm tra, thăm dò quả thật có phát hiện một mộ đạo. Theo hình dáng, cấu tạo và những bức vẽ trên vách tường bên ngoài mộ đạo này, chúng tôi đoán rằng bên trong rất có thể là cổ mộ của một người phụ nữ Khiết Đan”.
Bước vào bên trong cổ mộ, mọi người vô cùng phấn khởi bởi nơi này vẫn còn vẹn nguyên, chưa bị bọn đào trộm mộ ghé thăm. Cỗ quan tài có sắc hồng tuyệt đẹp đặt trang trọng ở giữa cho thấy người phụ nữ nằm bên trong có phân thận cực kỳ cao quý.
Cỗ quan tài có sắc hồng tuyệt đẹp đặt trang trọng ở giữa cho thấy
người phụ nữ nằm bên trong có thân phận cực kỳ cao quý.
Các nhà khảo cổ nhanh chóng khai quật, đưa xác ướp cùng vật dụng được chôn kèm về. Khai quật mất hơn một tháng, càng ngày càng nhiều vật dụng thời Khiết Đan được đào lên, trong đó đồ tinh xảo, tuyệt đẹp nhất phải kể đến yên ngựa bằng vàng, hộp bạc có khắc hình rồng cùng một cặp ly vàng.
Thứ quý giá nhất là chiếc quan tài phát ra ánh sáng hồng đặc biệt, bên trên có khắc hình long phụng và thiên nga. Đây là chiếc quan tài của hoàng tộc Khiết Đan đầu tiên mà các nhà khảo cổ tìm được. Tuy nhiên, bên trong mộ không có ghi chép nào về thân phận người chết. Trong cổ mộ còn có dấu vết cho thấy người này được chôn một cách vội vàng và nguyên nhân cái chết đến giờ vẫn còn là một ẩn số.
Trên vách tường ngoài các bức vẽ còn có chữ tượng hình. Chuyên gia văn tự cổ Lưu Phượng Trợ được mời đến giúp đỡ giải thích ý nghĩa những ký tự này. Tuy nhiên, thời gian đã lâu, nét chữ cũng mờ, chữ còn chữ mất, chữ Khiết Đan lại càng khó hơn, ông Lưu Phượng Trợ cũng đành cáo lỗi không giải được. Dù vậy, ông khẳng định rằng những dòng chữ này không liên quan đến manh mối hé mở thân phận chủ nhân ngôi mộ.
Người phụ nữ hoàng gia Khiết Đan
Ngày 1 tháng 6, toàn bộ hiện vât văn hóa khảo cổ được đưa lên xe lạnh chở về viện nghiên cứu khảo cổ ở thành phố Hồi Hột. Đến ngày 12, chiếc quan tài được mở ra, không ngờ bên trong còn có một quan tài nhỏ nữa, bên trên cũng được khắc hình long phụng, nhưng hình dáng khuôn mặt người phụ nữ lại bị ẩn sau lớp mạng che mặt.
Cùng ngày, phó viện trưởng Tháp Lạp mời một bác sĩ đến tiến hành chụp X quang với mong muốn tìm ra nguyên nhân cái chết người phụ nữ xấu số.
Kết quả cho thấy, phần đầu của người đó có một vật cứng hình dạng lạ, ngực cũng có nhiều nốt lốm đốm bất thường. Ông Tháp Lạp suy đoán những vết đốm này có liên quan mật thiết tới nguyên do tử vong.
Khi mạng che mặt được bỏ ra, mọi người kinh ngạc phát hiện toàn bộ phần đầu bị quấn chặt bằng một cái đai vàng. Khuôn mặt âm u đáng sợ, xương khớp đen kịt, hoàn toàn không giống với những người chết vì lý do tự nhiên. Nguyên nhân cái chết càng gây khó hiểu.
Dung mạo của nàng khiến nhiều người không khỏi tiếc nuối.
Để xác định thân phận người chết, ông Tháp Lạp liên hệ với những hiện vật Khiết Đan được chôn cùng, đồng thời bác bỏ ý kiến cho rằng đây là một pháp sư Shaman, vẫn kiên định với suy đoán đây là một quý tộc thời Khiết Đan.
Theo phân tích của Tháp Lạp, có chuyên gia còn đưa ra suy đoán táo bạo hơn nữa: đây là công chúa Gia Luật A Bảo Cơ của Liêu Thái Tổ.
Có phần ủng hộ suy đoán này, Tháp Lạp tiến hành một loạt luận cứ để chứng minh. Trong thời gian đó, công việc khai quật, phân tích hiện vật cũng dần hoàn thành. Sau khi đai vàng được phát hiện, các trang sức bằng vàng quý giá khác cũng lần lượt được đào lên. Khi công việc đi đến những bước hoàn tất cuối cùng, người ta bất ngờ tìm thấy thủy ngân trong đó.
Sự xuất hiện của thủy ngân khiến Tháp Lạp tạm dừng công việc tìm kiếm thân phận người chết, chuyển sang tìm nguyên nhân cái chết. Ông tiến hành làm thực nghiệm với động vật, và làm trắc nghiệm với hàm lượng thủy ngân trong cơ thể. Kết quả xác nhận, thủy ngân có thể gây chết người, nhưng cũng thường được dùng làm chất bảo quản xác ướp.
Bởi cơ thể người chết ở cùng với chất thủy ngân này trong một ngàn năm trời, rất khó xác định là người đó uống thủy ngân trước khi chết hay khi chết rồi, người ta đưa thủy ngân vào để chống thối rữa.
Để chắc chắn hơn với suy đoán của bản thân, Tháp Lạp đã nhờ các chuyên gia ở trường đại học Cát Lâm làm giám định toàn diện cho xác ướp này. Đồng thời, lấy mẫu DNA, khôi phục dung mạo của người chết.
Đến hiện tại, kết quả đã có, người phụ nữ này khi chết là khoảng 35 tuổi, cao tầm 159,2 cm, trước khi chết có mắc các bệnh về xương khớp khá nghiêm trọng.
Do trong mộ không có bia ghi tên người chết, xác định thân phận cũng gặp khó khăn. Vào thời điểm thích hợp, Tháp Lạp muốn tiến hành điều tra từ trên không nơi ngọn núi phát hiện ra xác ướp hoàng tộc này với hi vọng tìm được quần thể lăng mộ hoàng tộc.
Dung nhan người phụ nữ được cho là hoàng tộc đã được phục hồi trong phòng thí nghiệm. Từ thời khắc được khai quât, người phụ nữ Khiết Đan đến từ một nghìn năm trước này đã không ngừng thách thức sự kiên nhẫn của các nhà khảo cổ học.
Dung mạo của nàng khiến nhiều người không khỏi tiếc nuối. Thân phận của nàng đến giờ vẫn còn là ẩn số, nguyên nhân cái chết cũng chưa được làm rõ. Đây là niềm nuối tiếc, bất đắc dĩ của các nhà nghiên cứu khảo cổ.
Tháp Lạp quyết định chờ, chờ thời gian tới quay lại nơi đó lấy mẫu DNA, chờ cho tất cả bí mật về người phụ nữ Khiết Đan này được hé lộ!
Khampha.vn