Thị giác suy giảm không có nghĩ là mất hoàn toàn thị lực
Thị giác suy giảm không đồng nghĩa với việc mất hoàn toàn thị lực. Trong thực tế, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), 15,88% số người khiếm thị phải đối mặt với bóng tối hoàn toàn hoặc bị mù. Số còn lại 84,12% vẫn có một phần thị lực và vẫn cảm nhận được ít màu sắc, ánh sáng nhận thức, vận động…
Người khiếm thị không xấu hổ vì mất thị lực
Nhiều người khiếm thị nhận thức việc suy giảm thị lực của mình như là một thách thức vật lý đơn thuần. Họ không xấu hổ về khiếm khuyết của mình. Họ mạnh mẽ, cá tính và có những khả năng như bất kỳ người bình thường nào.
Họ cảm thấy bị xúc phạm nếu được giúp đỡ quá mức
Nhiều người khiếm thị cảm thấy bị xúc phạm khi ai đó giúp đỡ họ quá mức cần thiết. Có thể họ chỉ cần hỏi đường nhưng nhiều người dắt họ băng qua đường và đưa đến đích. Họ sẽ làm những việc có thể làm được mà không cần giúp đỡ. Chính điều đó khiến nhiều người khiếm thị cảm thấy bị xúcc phạm khi ai đó quá quan tâm đến mình.
Họ không hẳn có siêu cảm giác
Rất nhiều người cho rằng khi mất một giác quan nào đó thì những giác quan còn lại sẽ trở nên rõ nét hơn. Điều này không hẳn đã đúng.
Mặc dù những người khiếm thị có thể dựa nhiều hơn vào các giác quan khác và phát triển bộ nhớ mạnh mẽ thì không hẳn họ luôn luôn có siêu cảm giác.
Họ hiểu màu sắc theo cách độc đáo
Những người khiếm thị lâu năm có thể nhận biết màu sắc như người bình thường. Tuy nhiên, đối với người mới khiếm thị, họ xác định màu sắc thông qua các khái niệm như ngọn lửa có màu vàng hoặc bầu trời là màu xanh. Họ cũng kết hợp nó với các dạng năng lượng: màu xanh = lạnh, màu trắng = đông lạnh, màu đỏ = nóng.
Họ gặp ác mộng nhiều hơn người bình thường
Đây là kết quả của việc tinh thần của họ thường gặp phải vấn đề trong cuộc sống. Những người khiếm thị được cho rằng lo lắng nhiều hơn trong cuộc sống hàng ngày so với người bình thường. Tiến sĩ Amani Meaidi cho rằng những cơn ác mộng của người khiếm thị không ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của họ.
Không phải người khiếm thị nào cũng dùng gậy để tìm đường
Vì có các mức độ khác nhau của việc suy giảm thị lực nên những người khiếm thị có cách khác nhau để tìm đường đi. Nhiều người sử dụng một cây gậy để tìm đường. Có nhiều người khác lại thích sử dụng chó hướng dẫn – con vật được đào tạo để giúp người khiếm thị qua đường, di chuyển trên lề đường hoặc cửa ra vào.
Thành công của người khiếm thị xoay quanh cách bạn đối xử với họ
Tâm lý học cho rằng thành công trong cuộc sống, giáo dục và việc làm của những người khiếm thị tỷ lệ thuận với sự mong đợi của mọi người xung quanh họ. Càng nhiều người tin vào khả năng của họ, họ sẽ càng tỏa sáng. Khi có lòng tin vào khả năng của mình, người khiếm thị có thể làm được những điều không tưởng.
Tiến Nguyễn (Theo Giadinhvietnam.com)