Một cơ thể nhỏ bé trôi dạt vào bờ, mặt úp xuống nước là bức hình gây ám ảnh trong thời gian vừa qua. Bức ảnh này đã khắc vào trái tim và khối óc của người dân trên thế giới về hoàn cảnh của những người tị nạn. Họ mong muốn có cuộc sống hạnh phúc nhưng điều đó cũng khiến họ phải đánh cược mạng sống của chính mình.
Đây là một trong những bức hình gây ám ảnh nhất trong thảm họa 11/9/2001. Bức ảnh này chụp lại khoảnh khắc một người phụ nữ chạy trốn khỏi Trung tâm thương mại thế giới. Cả người cô phủ đầy bụi và ánh mắt ngạc nhiên khi nhìn thấy các nhiếp ảnh gia.
Ngày 6/8/1945, Mỹ đã thả một quả bom nguyên tử xuống Hiroshima, giết chết 140.000 người. 3 ngày sau, Mỹ tiếp tục thả quả bom nguyên tử thứ hai xuống Nagasaki, giết chết 70.000 người. Đám mây hình nấm trên bầu trời Nhật Bản là nỗi ám ảnh không chỉ của người dân đất nước này mà của cả thế giới.
Ngày 11/2/1990, với sự ủng hộ khoảng 2.000 người cùng những ước muốn tốt đẹp, Nelson Mandela (ảnh với vợ Winnie) đã ra khỏi nhà tù Victor Verster ở Paarl, gần Cape Town, Nam Phi. Sự kiện này đã khởi đầu cho một kỷ nguyên mới ở Nam Phi.
Bức ảnh cho thấy một sĩ quan Mỹ đã bắt được nhà độc tài Iraq, Saddam Hussein vào 13/12/2003 khi tấn công vào nơi ẩn náu của hắn. Tin tức về vụ bắt giữ Saddam Hussein đã khiến cả thế giới vui mừng.
Trong tháng 7/1992, Công nương Diana đã đến thăm trung tâm London Lighthouse AIDS, nơi cô gặp gỡ và bắt tay với một bệnh nhân, William Drake. Vào đầu những năm 1990, hầu hết mọi người ở Anh đều kỳ thị người bị nhiễm HIV. Hình ảnh nắm tay một người bị nhiễm HIV / AIDS của công nương đã làm thay đổi thái độ của người dân đối với những người bị mắc căn bệnh này.
Nụ hôn ở quảng trường Times – New York. Đó là một nụ hôn cực đẹp, đẹp đến mức mà ai cũng nghĩ rằng đó là cảnh trong phim. Trên thực tế, Alfred Eisenstaedt đã chớp được khoảnh khắc tuyệt vời này tại quảng trường Thời đại (Times) ở New York trong ngày mà quân Nhật đầu hàng quân Đồng minh, đánh dấu sự kết thúc của thế chiến thứ II.
Bức ảnh đoạt giải Pulitzer 1994 này được chụp khi xảy ra nạn đói khủng khiếp ở Xuđăng, mô tả một em bé đang đói lả nhưng vẫn cố bò về phía trại phân phát lương thực của Liên Hợp Quốc, cách đó khoảng 1m. Con chim kền kền đang chờ đứa trẻ bị chết để nó có thể ăn thịt. Bức ảnh đã làm cho cả thế giới bàng hoàng. Không ai biết điều gì xảy ra với em bé, kể cả nhà nhiếp ảnh Kevin Carter, người đã rời ngay khỏi hiện trường sau khi chụp. Ba tháng sau, Kevin tự sát...
Những cánh đồng người chết dưới thời Khmer đỏ. Bè lũ diệt chủng Pol Pot đã tàn sát 2 triệu người Campuchia trong giai đoạn 1975-1979.
Bức ảnh chụp cô bé Kim Phúc trần truồng chạy trốn bom napalm Mỹ - một trong những bức ảnh báo chí xuất sắc nhất thế giới qua mọi thời đại. Đây cũng là tác phẩm báo chí thời sự tiêu biểu nhất trong đời cầm máy của phóng viên ảnh Nick Út.
Bức ảnh của Jeff Widener được mang tên là “Người nổi loạn vô danh”, với hình ảnh một người đang đứng cản trước đoàn xe tăng của Quân đội Giải phóng Trung Quốc đang tiến vào để đàn áp cuộc biểu tình của hàng chục ngàn sinh viên Trung Quốc tại Quảng trường Thiên An Môn. Đây còn được biết đến với tên gọi “Sự kiện Thiên An Môn” nổi tiếng trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa tại Trung Quốc - Người đàn ông trong bức ảnh này có lẽ đã bị chính phủ Trung Quốc thủ tiêu...
Hành vi tra tấn và ngược đãi tù nhân của quân đội Mỹ tại nhà tù Iraq Abu Ghraib đã được đưa ra ánh sáng khi bức ảnh này công bố.
Tháng Tư 1945: Fritz Klein, bác sĩ Nazi, đã tiến hành các thí nghiệm y tế từ các tù nhân trong Holocaust, đứng giữa các xác chết trong một ngôi mộ tập thể sau khi giải phóng Bergen-Belsen, Đức. Trong số 38.500 tù nhân tìm thấy còn sống sau giải phóng, khoảng 28.000 sau đó đã chết.
Thu Trang (Theo Giadinhvietnam.com)