Danh mục

Nguyên nhân mất nước và nỗi oan nàng Tây Thi

Thứ tư, 25/01/2012 09:29

Việc người đời sau nghĩ ra mỹ nhân kế trong cuộc chiến tranh Ngô – Việt cũng chỉ là một cách để bảo vệ cho Ngô Vương Phù Sai.

Còn đương nhiên, Tây Thi chỉ là một nhân vật hư cấu để thực hiện mỹ nhân kế, minh họa cho quan điểm “Phụ nữ là nguồn gốc của sự mất nước” mà thôi.

Trên thực tế, về kết cục của Tây Thi, trong lịch sử tồn tại nhiều cách nói khác nhau. Kết cục vừa kể ở trên thực tế xuất phát từ bài thơ “Việt tuyệt thư” của nhà thơ đời Đường, Tống Chi Vấn và vở tạp kịch “Cán sa ký” của Lương Chấn Ngư thời nhà Tống.

Cũng có một thuyết khác nói rằng, sau khi cuộc chiến tranh Ngô Việt kết thúc, Tây Thi đã trở về quê cũ ở suối Nhã Na dưới chân núi Trữ La, sống những ngày tháng còn lại của cuộc đời một cách hạnh phúc. Tuy nhiên, những giả thuyết này không hề tìm thấy những căn cứ xác thực trong sử sách. Có lẽ,  nó chỉ là mong ước mang tính nhân văn của các nhà văn, nhà thơ đời sau, những con người vốn mang một trái tim nhạy cảm.


Tây Thi trên phim

Một thuyết khác, “hiện thực” hơn, nói rằng, Tây Thi đã bị dìm ở dưới nước đến chết. Trong sách “Hắc tử” có đoạn chép: “Cái chết của Bỉ Can, gọi là chống đối vậy; Cái chết Mạnh Bôn gọi là dũng vậy; Cái chết của Tây Thi gọi là đẹp vậy,…”.

Cuốn sách này được viết vào thời Chiến Quốc, cách thời đại của Tây Thi không xa, những nhân vật được nhắc đến trong sách, từ Bỉ Can, Ngô Khởi đều có thật. Vì vậy, nếu như nhân vật Tây Thi được nhắc tới ở đây chính là nhân vật Tây Thi mà chúng ta đang nhắc tới thì việc Tây Thi bị dìm ở dưới nước mà chết là có thực.

Ngoài ra, trong sách “Ngô Việt Xuân thu” cũng có đoạn chép: “Nước Ngô bị diệt, Tây Thi bị giết”. Sách “Ngô Việt Xuâ Thu dật biên” cũng ghi rõ: “Sau khi nước Ngô bị tiêu diệt, người Việt kéo Tây Thi ra sông, cho vào bao rồi ném xuống nước cho chết”. Trong cùng thời kỳ này, Ngũ Tử Tư cũng bị bỏ vào bao rồi ném xuống sông Tiền Đường để giết chết. Theo những truyền thuyết dân gian, hiện tượng nước triều sông Tiền Đường nổi danh ở Trung Quốc là do nỗi oán hận của linh hồn Ngũ Tử Tư dưới dòng sông mà tạo thành.

Trong cả ba giả thuyết nêu trên thì giả thuyết cuối cùng được người ta cho là gần với sự thực hơn cả. Bởi lẽ, nếu như Tây Thi thực sự tồn tại thì cô cũng chỉ là một mỹ nhân bị những người đàn ông sử dụng trong các cuộc tranh giành chính trị của mình. Vì vậy, việc Tây Thi bị giết sau khi đại nghiệp tiêu diệt nước Ngô hoàn thành âu cũng là lẽ thường tình. Việc Phạm Lãi bỏ chốn và Văn Chủng bị Câu Tiễn giết đã chưng minh rất rõ điều này.

Tây Thi có tồn tại thực không?

Mặc dù những truyền thuyết về Tây Thi rất nhiều và cũng rất phổ biết, tuy nhiên, với câu hỏi rằng, liệu Tây Thi có tồn tại thực hay không hay chỉ là một nhân vật do người ta hư cấu mà thành thì cho tới nay vẫn là đề tài gây ra rất nhiều tranh cãi.

Những người cho rằng Tây Thi không tồn tại cho rằng có năm căn cứ chứng tỏ Tây Thi chỉ là một nhân vật hoàn toàn hư cấu. Thứ nhất, theo ghi chép của những sử liệu đáng tin cậy nhất thì từ hai cuộc chiến tranh giữa Ngô và Việt cho tới việc Việt Vương Câu Tiễn sau khi bại trận phải tới nước Ngô làm con tin, nếm mật nằm gai trong thân phận một kẻ nô lệ rồi sau này trả được mối thù mất nước tất cả đều được ghi chép rất rõ ràng. Tuy nhiên, những sử liệu này lại hoàn toàn không có một từ nào nhắc tới Tây Thi.

Sách “Sử ký” của Tư Mã Thiên cũng chép rõ kết cục của Phạm Lãi rằng: “Phạm Lãi mang theo gia quyết và đồ đệ cưỡi thuyền ra biển rồi không về nữa… Khi tới đất Tề thì định cư ở đó, cha con làm ăn buôn bán, trở thành người giàu có nổi tiếng khắp vùng. Người trong thiên hạ gọi là Đào Chu Công”. Rõ ràng, Sử Ký không có một chữ nào nhắc tới Tây Thi.

“Sử ký” được viết cách thời kỳ Xuân Thu không xa, thêm nữa, một nhân vật đóng vai trò quan trọng như Tây Thi trong cuộc chiến tranh Ngô – Việt, Tư Mã Thiên không thể nào lờ đi như vậy được. Do vậy, ở đây chỉ có một khả năng duy nhất chính là Tây Thi không hề tồn tại thực.

Thứ hai, Tây Thi vốn là danh từ mà người cổ đại dùng để chỉ những người con gái đẹp nói chung chứ không phải là tên gọi. Điều này có thể tìm thấy rất nhiều ví dụ trong các sách của chư tử thời Tiên Tần. Trong đó, quan trọng nhất là một câu trong sách “Quản tử”, cuốn sách xuất hiện trước cả thời Việt Vương Câu Tiễn tới 200 năm: “Mao tường, tây thi là từ dùng để chỉ những người con gái đẹp trong thiên hạ vậy”. Tây Thi là cô gái con nhà chặt củi sống ở nước Việt, thời Việt  Vương Câu  Tiễn, vì vậy, có lý do gì lại khiến cô mỹ  nhân lừng danh thiên hạ này xuất hiện trong một cuốn sách xuất hiện trước đó cả trăm năm?

Thứ ba, sự việc Việt Vương Câu Tiễn sử dụng Tây Thi làm “mỹ nhân kế” không thấy được ghi chép trong các sử sách thời Tiên Tần. Chỉ tới thời Đông Hán, mới xuất hiện tác phẩm tên là “Việt tuyệt thư” mới bắt đầu gán cho Tây Thi trọng trách nặng nề là làm suy bại nước Ngô. Trong sách này có chép: “Việt tìm được mỹ nữ Tây Thi, Trịnh Đán rồi sai đại phu là Văn Chủng mang tới hiến cho Ngô Vương Phù Sai”.


Việt Vương Câu Tiễn

Cũng từ tác phẩm này trở đi, việc Tây Thi trở thành một nhân vật đóng vai trò quan trọng trong cuộc chiến tranh giữa Ngô và Việt mới bắt đầu thịnh hành và đi vào các truyền thuyết dân gian. Tuy nhiên, không giống như “Sử ký”, “Việt tuyệt thư” hoàn toàn không phải là một cuốn sử. Hơn nữa, đến tác giả của tác phẩm này cho tới nay vẫn chưa xác định được. Do vậy, việc lấy nội dung sách “Việt tuyệt thư” để khẳng định sự tồn tại của Tây Thi là không đáng tin cậy.

Thứ tư, một trong những người thường được coi là tác giả của “Việt tuyệt thư” là Viên Khang và Ngô Bình, hai văn nhân thời Đông Hán. Thời kỳ này còn có một tác giả khác tên là Triệu Diệp, trong tác phẩm “Ngô Việt xuân thu” đã hoàn thiện nốt câu chuyện đã được hai tác giả họ Viên và họ Ngô viết trong tác phẩm của mình, khiến câu chuyện “mỹ nhân kế” càng thêm hoàn chỉnh. Người đời sau căn cứ vào các tác phẩm “Việt tuyệt thư” và “Ngô Việt xuân thu” biến thành những truyền thuyết đẫm màu sắc huyền thoại về mỹ nhân Tây Thi.

Các bia ký ở địa phương, theo những truyền thuyết này càng thêm mắm thêm muối, biến những câu chuyện vốn được hư cấu về Tây Thi biến thành những câu chuyện có thực. Quan trọng hơn, vấn đề nằm ở chỗ, trong khi “Sử ký” và những cuốn chính sử khác không có lấy một dòng về Tây Thi thì vì sao Viên Khang, Ngô Bình và Triệu Diệp lại có thể biết được chuyện này và kể lại một cách lâm li, khúc chiết đến thế?

Cuối cùng, các ông vua Trung Quốc mỗi khi mất nước là ngay lập tức lại tìm một người phụ nữ, và thường là những người phụ nữ đẹp để làm vật hy sinh, cho rằng, ông ta có mất nước cũng là vì bị người phụ nữ đẹp kia mê hoặc. Vì vậy, người Trung Quốc mới có câu thành ngữ rất phổ biến là: “Phụ nữ là nguồn gốc của sự mất nước”.

Theo quan niệm này thì có lẽ, việc người đời sau nghĩ ra mỹ nhân kế trong cuộc chiến tranh Ngô – Việt cũng chỉ là một cách để bảo vệ cho Ngô Vương Phù Sai. Còn đương nhiên, Tây Thi chỉ là một nhân vật hư cấu để thực hiện mỹ nhân kế, minh họa cho quan điểm “Phụ nữ là nguồn gốc của sự mất nước” mà thôi.

Nguoiduatin

Tin được quan tâm

Ngôi làng có mật độ dân số cao nhất Việt Nam: Gấp gần 17 lần Hà Nội và hơn 9 lần so với TP. HCM

Theo thống kê, mật độ dân số ở ngôi làng này cao gấp gần 17 lần so với Hà Nội và hơn 9 lần so...
Kiến thức 2 ngày, 6 giờ trước

Năm 2025: Bao nhiêu tuổi thì được chúc thọ - mừng thọ? Mức tiền được hưởng là bao nhiêu?

Căn cứ khoản 2 Điều 3 Thông tư 96/2018/TT-BTC quy định mức quà tặng chúc thọ, mừng thọ người cao tuổi, cụ thể như dưới...
Kiến thức 2 ngày, 4 giờ trước

Nghề được dự đoán có thể biến mất trong 10 năm tới, khi tìm ngành học cần cân nhắc vì khả năng thất nghiệp do xã hội không có nhu cầu

Trước sự thay đổi liên tục của đời sống xã hội, những công việc dưới đây đang dần mất đi vị thế, vì vậy hãy...
Kiến thức 3 ngày, 2 giờ trước

Ở Việt Nam có một dòng sông độc đáo từng khiến thế giới sửng sốt, đó là sông nào?

Hình ảnh dòng sông này được một du khách đi trên máy bay vô tình chụp được đã khiến nhiều người bất ngờ trước sự...
Kiến thức 3 ngày, 7 giờ trước

Tổ Tiên khuyên: 'Trong nhà có hai cây thì dù không giàu cũng có phước', là hai cây gì?

Mùa xuân thời tiết mưa phùn ẩm thích hợp để trồng cây. Nghe lời khuyên của người xưa, đây là hai loại cây bạn nên...
Đời sống số 2 ngày, 21 giờ trước

Những con giáp nào cần thận trọng vào thứ sáu ngày 21/2, tức ngày 24 tháng Giêng âm lịch?

Người xưa tin rằng con người phải tuân theo quy luật tự nhiên để đạt được sự phát triển hài hòa. Ngày 21 tháng 2,...
Đời sống số 3 ngày, 19 giờ trước

Tin cùng mục

Tháng 2 âm lịch mang lại may mắn cho bốn con giáp này: sự nghiệp thăng tiến và thu nhập liên tục tăng

Khi bước vào tháng âm lịch thứ hai, vận may của một số người cũng sẽ khởi sắc. Chuyên trang tử vi đã nêu tên...
Đời sống số 26 phút trước

Loại gỗ được mệnh danh là 'mộc vương' cứng gấp 2 lần thép, có thể thay thế kim loại, đạn bắn không thủng

Đây được xem như "vua của các loại cây", có giá trị cao, mang đến nhiều công dụng to lớn.
Kiến thức 53 phút trước

Ngành học hot nhất hiện nay: Thiếu 1,5 triệu người, sinh viên ra trường là có việc, lương 20-30 triệu/tháng

Mặc dù có cơ hội việc làm rộng mở, mức lương hấp dẫn nhưng ngành học này vẫn đang thiếu khoảng 1,5 triệu nhân lực....
Kiến thức 1 giờ, 6 phút trước

Tỉnh nào có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất cả nước?

Bắc Giang, một tỉnh thuộc khu vực Đông Bắc, đã tạo nên bất ngờ lớn khi vươn lên dẫn đầu cả nước về tốc độ...
Kiến thức 1 giờ, 6 phút trước

Chỉ duy nhất một trường hợp hộ gia đình được giao đất ở theo Luật mới, đó là?

Kể từ ngày 01/01/2025, chỉ còn 01 trường hợp duy nhất, Nhà nước sẽ giao đất, cho thuê đất cho hộ gia đình.
Kiến thức 1 giờ, 7 phút trước

Sử dụng lòng đường trái phép để kinh doanh ăn uống, quán ăn bị phạt bao nhiêu tiền theo Nghị định 168?

Theo Nghị định 168, hành vi sử dụng trái phép lòng đường, vỉa hè để kinh doanh dịch vụ ăn uống; bày, bán hàng hóa;...
Kiến thức 1 giờ, 7 phút trước

Tin mới cập nhật

5 mẹo mặc áo sơ mi vào mùa xuân vừa thời trang vừa sành điệu, trông bạn sẽ thật tuyệt nếu làm theo

Mùa xuân đã đến và đã đến lúc mặc áo sơ mi. Chiếc áo sơ mi trắng nhạt, thoang thoảng mùi nước xà phòng, sạch...
Thời trang + 29 phút trước

Xe máy không đạt yêu cầu khi tham gia giao thông sẽ bị xử phạt như thế nào?

Đối với người điều khiển xe máy, quy định một số lỗi về điều kiện khi tham gia giao thông theo nghị định 168/2024/NĐ-CP.
Kiến thức 1 giờ, 7 phút trước

4 loại hoa thích uống 'nước axit', tưới nước 1 tháng 1 lần, lá sẽ xanh

Trong quá trình phát triển của hoa, lá của một số loài hoa sau một thời gian bắt đầu chuyển sang màu vàng, đặc biệt...
Kiến thức 1 giờ, 17 phút trước

Cách phân chia khối tài sản hơn 3 nghìn tỷ của Tạ Đình Phong gây sốc, cư dân mạng bàn tán sôi nổi

Tạ Đình Phong hiện là một trong những ngôi sao nổi tiếng hàng đầu của làng giải trí Hoa ngữ. Bên cạnh sự nghiệp nghệ...
Chuyện làng sao 1 giờ, 25 phút trước

Tỉnh thành nào có quy mô kinh tế lớn nhất Việt Nam?

Nhìn vào số liệu thống kê gần nhất, tỉnh thành này còn xếp trên cả Hà Nội khi nói về quy mô kinh tế.
Kiến thức 1 giờ, 25 phút trước

Rủi ro khi đốt nến thơm trong phòng kín, tại sao hành động đơn giản này lại có thể trở thành mối nguy hại cho sức khỏe?

Đốt nến thơm trong phòng kín tưởng chừng vô hại nhưng lại tiềm ẩn những rủi ro sức khỏe nghiêm trọng. Nhiều người vẫn mắc...
Kiến thức 2 giờ, 41 phút trước

Khu chợ duy nhất Việt Nam bán gỗ quý 'tiền tỷ' theo cân, hàng hiếm đổ đống, người dân ùn ùn kéo tới

Khu chợ gỗ Phù Khê độc đáo nổi lên như một điểm đến không thể bỏ qua cho giới thợ mộc và thương lái khắp...
Kiến thức 2 giờ, 55 phút trước

Chỉ với CCCD, công dân Việt Nam có thể thoải mái đi những nước này: Cụ thể là?

Trong trường hợp muốn du lịch nước ngoài mà không làm hộ chiếu, công dân Việt Nam có thể đặt chân đến những quốc gia...
Kiến thức 2 giờ, 57 phút trước

Loại “rau quê” có nhiều ở Việt Nam, giá cực rẻ lại rất tốt cho sức khỏe, cây mọc như mạ mà không cần phun hóa chất

Ít ai ngờ rằng, loại “rau quê” được nhắc đến này không chỉ có hương vị đặc trưng hấp dẫn mà còn rất giàu dinh...
Chăm sóc sức khỏe 2 giờ, 2 phút trước

Tài xế lái xe liên tục quá 4 giờ bị phạt 3-5 triệu: Tắc đường có được bù trừ thời gian không?

Tài xế lái xe liên tục quá 4 giờ hoặc không thực hiện đúng quy định về thời gian nghỉ giữa 2 lần lái xe...
Kiến thức 2 giờ, 14 phút trước