Cổ nhân có câu: "Con người có ba thứ gấp", trong đó "ba gấp" ám chỉ những tình huống khẩn thiết không thể chờ đợi bao gồm: gấp trong việc đại tiện, tiểu tiện và… xì hơi.
Ở nghĩa rộng, "ba thứ gấp" là những tình huống mà bất kỳ ai cũng khó lòng kiềm chế được, đến lúc là phải giải quyết ngay, không cần đắn đo. Khi quá buồn đi vệ sinh thì phải tìm chỗ giải quyết tạm thời; khi đói quá thì có thể ăn cả rễ cỏ, tro bếp; buồn ngủ quá thì đứng cũng có thể ngủ gật. Những tình huống ấy không phân biệt tuổi tác, giới tính, tình trạng trưởng thành...
Dù "ba thứ gấp" đôi khi có thể giải quyết bằng nhiều cách, nhưng oái oăm và trớ trêu nhất vẫn là cảnh… đi vệ sinh mà không có giấy vệ sinh. Nhất là trong thời cổ đại, khi kỹ thuật làm giấy chưa ra đời, câu hỏi đặt ra là: người xưa dùng gì để lau sau khi "giải quyết nỗi buồn"?
Câu trả lời chắc chắn sẽ khiến bạn bất ngờ, bởi những vật dụng mà tổ tiên chúng ta từng sử dụng có thể rất… kỳ lạ, và đôi khi nếu sử dụng không đúng cách, thậm chí còn có thể bị trừng phạt!
Không có giấy vệ sinh, người xưa dùng gì để lau khi đi vệ sinh?
Theo sử sách Trung Quốc ghi lại, vào thời Ngụy, Tấn, Nam Bắc triều, mọi người lúc bấy giờ đã phát minh ra loại vật phẩm được gọi là "que chùi", chúng được chế tạo đặc biệt để lau mông.
Sau đó, theo nghiên cứu lịch sử, "que chùi cá nhân" được làm từ tre hoặc gỗ, người dân cắt sạch các nan tre, cắt thành từng khúc vừa phải để "cạo" mông, lau bụi bẩn. Để giảm chi phí thì những que chùi này có thể tái sử dụng sau khi rửa sạch.
Cái que tre nhỏ này tuy tiện lợi nhưng không thể loại bỏ hoàn toàn chất bẩn nên thời đó, dù người giàu có đến đâu, đi vệ sinh xong cũng vẫn còn mùi hôi.
Tình trạng này kéo dài cho đến thời Đông Hán, khi phát minh ra giấy, điều này đã thay đổi thói quen sử dụng que vệ sinh bằng tre cồng kềnh.
Giấy vừa ra đời, sản lượng hạn chế, không đáp ứng được nhu cầu của cả nước. Chỉ những quý tộc trong cung mới có cơ hội tiếp xúc và sử dụng những thứ mới lạ này.
Mãi đến thời nhà Tống, giấy mới thực sự được chấp nhận dùng để lau mông, như một công cụ để loại bỏ chất bẩn, so với độ thô ráp và cứng rắn của đá và gỗ, thì sự mềm mại và sạch sẽ của giấy là vô cùng quý giá.
Trong một thời gian, lau mông bằng giấy đã trở thành "mốt", mọi người đều phấn khởi khi giải quyết được một trong những vấn đề khó khăn nhất trong cuộc sống. Nhưng với sự phổ biến của giấy, một vấn đề được nhiều người đặt ra, họ phản đối vì giấy là một thứ tao nhã để viết chữ, làm sao nó có thể được sử dụng để lau mông?
Trước tình hình đó, triều đình đã ban hành các luật và quy định có liên quan, trong đó quy định giấy dùng làm giấy vệ sinh không được có chữ trên đó. Theo quan điểm của người xưa, dùng giấy có chữ để lau mông là một sự xúc phạm lớn đối với học giả, và rất khiếm nhã. Do đó, vào thời cổ đại Trung Quốc, nếu giấy được sử dụng không đúng cách sẽ bị trừng phạt. Có thể thấy, ở thời cổ đại Trung Quốc việc đọc sách và học chữ đã rất được coi trọng.
Đến triều đại nhà Minh và nhà Thanh, việc sử dụng giấy vệ sinh trở nên phổ biến hơn.
Để đáp ứng sở thích hưởng thụ của hoàng đế và quý tộc, nhà Minh còn có bộ phận đặc biệt chịu trách nhiệm sản xuất giấy vệ sinh, nhằm tạo ra loại giấy vệ sinh mềm mại và tinh tế hơn cho hoàng thất sử dụng.
Hạ Tú (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)