Sau khi nhà Tần tiêu diệt sáu nước, Tần Thủy Hoàng trở thành vị hoàng đế thiên cổ, trong thời gian tại vị đã lưu lại nhiều công trạng vĩ đại cho hậu nhân. Ông đã ra lệnh xây dựng nhiều công trình quy mô lớn mà tiêu biểu đó là Vạn Lý Trường Thành.
Tuy nhiên, có một sự thật ít người biết đến đó là ngoài Vạn Lý Trường Thành, vua Tần còn cho xây dựng xây dựng một hệ thống đường bộ cao tốc sớm nhất thế giới với quy mô lớn - Tần Trực Đạo. Đường cao tốc này được hoàn thành chỉ trong hai năm rưỡi. Điều này đã gây không ít пgạc пhiên cho các kiến trúc sư của thế giới cầu đường thượng lưu. Đó không phải là một điều dễ dàng trong bối cảnh khoa học kỹ thuật lúc bấy giờ.
Tần Thủy Hoàng quyết định xây dựng con đường này, mục đích chính là một mặt giao lưu với các nước khác, một mặt là để chống lại sự xâm lược của người Hung Nô. Vì vậy nó được xây dựng ngay từ những năm đầu thống nhất Trung Quốc thời cổ đại.
Con đường có tổng chiều dài khoảng 900 km, nhưng nếu chỉ là đoạn uốn lượn qua núi, vượt sông thì khoảng 700 km (vì vậy có sách sử chỉ đề cập đến đoạn qua núi và sông là dài 700 km), hơn một nửa kiến trúc và xà cầu nằm trên đỉnh núi, một phần nhỏ còn lại được xây dựng trên thảo nguyên và sa mạc. Có một điều đặc biệt là, toàn bộ 900 km đường thẳng đều làm bằng đất bazan và được đầm một cách cẩn thận, tỉ mỉ tới mức ngày nay cây cối vẫn không thể mọc được, chỉ có cỏ dại bám trên đó.
Theo phân tích của các chuyên gia, tuyến đường này thuận tiện tới mức nếu phía bắc biên cương xảy ra chiến loạn, kỵ binh tinh nhuệ của Tần Thủy Hoàng chỉ trong 3 ngày 3 đêm là có thể từ Hàm Dương vượt hơn ngàn dặm tới tận quận Cửu Nguyên. Cửu Nguyên là tuyến đường quân sự quan trọng, quân dụng vật chất đều từ đây phân phát đến các cứ điểm quân sự ở Trường Thành. Với tuyến đường Trực Đạo, chỉ trong vòng một tuần, quân Tần có thể điều động quân đội tới bất kỳ nơi đâu suốt dải trường thành phòng thủ mạn bắc chống Hung Nô.
Tần Trực Đạo là một trong những công trình "để đời" của hoàng đế Tần Thủy Hoàng. Đồng thời nó cũng là nhân chứng cho sự tiến bộ không ngừng của nền văn minh Trung Hoa. Việc xây dựng con đường này không chỉ phản ánh tầm nhìn xa của vua Tần mà còn cho thấy sức mạnh của con người. Từng tấc đất của Tần Trực Đạo đều do sức người làm ra, công sức không sao kể hết.
Dương Huyền (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)