Mọi người đều từng nghe qua Lưu Bang là người đam mê sắc đẹp. Như trong "Sử ký Hạng Vũ" từng ghi chép lại rằng Lưu Bang là người không câu nệ chuyện nhỏ nhặt, tính tình tuy khá là buông thả song lại thẳng thắn, lôi cuốn, biết nhẫn nhục và khoan dung. Tuy nhiên ông lại cực kỳ ham mê cái đẹp, bản tính này không bao giờ thay đổi từ khi đăng cơ đến khi qua đời, hậu cung của ông toàn là những mỹ nhân tuyệt sắc tập hợp có khi đến hàng vạn nhưng sủng ái không có mấy người.
Có người được vua sủng ái thì ắt sẽ có người thất sủng. Thích phu nhân rất được lòng Hán Cao Tổ, được ông yêu thương nên khiến cho Lữ Hậu khi đó sinh lòng đố kị, ghen ghét, coi bà như cái gai trong mắt, luôn muốn nhổ đi bất cứ lúc nào. Khi Thích phu nhân hầu hạ Lưu Bang đến Quan Trung (lưu vực Sông Vị, Thiểm Tây, Trung Quốc), nàng đã ngày đêm khóc lóc, ỉ ôi khiến cho Lưu Bnag quyết định phế truất con trai của Lữ Hậu là Lưu Doanh khỏi ngôi vị Thái tử, lập con trai của bà là Lưu Như Ý lên thay.
May mắn thay là các đại thần trong triều ra sức phản đối, không ủng hộ việc Lưu Bang thay đổi Thái tử. Lữ Hậu sau đó cũng dựa vào bản lĩnh của mình và địa vị của con trai mà từng bước cẩn trọng tranh thủ được quyền lực chốn triều chính, nắm được đại quyền trong tay mà kiên quyết phản đối việc thay đổi ngôi vị Thái tử.
Vào năm Hán Cao Tổ thứ 12, Lưu Bang bệnh nặng qua đời, Thái tử Lưu Doanh kế vị lên ngôi gọi là Hán Huệ Đế. Lữ Hậu thăng làm Hoàng Thái Hậu. Lữ Hậu sau khi nắm giữ toàn bộ quyền lực trong tay, lập tức đem Thích phu nhân nhốt lại, cạo hết tóc của bà, để bà mặc đồ tù nhân giam ở Vĩnh Hạng Cung. Thích phu nhân trong cung bị giam cầm khổ sở, oán hận Thái hậu mà ca thán: "Nhi tử vi chư hầu vương, mẫu thân vi nô lệ, chung nhật thung mễ đáo bạc mộ, thường thường dữ tử vong vi ngũ! Mẫu tử tương ly tam thiên lý, yếu trảo thùy lai cáo tố nhĩ?".
Lữ Thái hậu nghe đến lời bài hát, nổi cơn đại nộ và gọi Triệu vương đến Trường An, muốn giết cả mẹ lẫn con. Vào năm đầu tiên của Hán Huệ Đế, Lữ Hậu gọi Lưu Như Ý vào cung. Tuy nhiên, Lữ Hậu tuy tàn nhẫn nhưng Lưu Doanh bản tính lại lương thiện, đơn thuần. Vì vậy mà khi Lưu Như Ý vào thành Trường An thì Lưu Doanh không chỉ không làm hại đến em mình mà còn cùng ăn cùng ngủ với Lưu Như Ý khiến cho Lữ Hậu không có cơ hội ra tay.
Có một ngày, Lưu Doanh ra ngoài đi săn, Lưu Như Ý tuổi còn nhỏ không thể dậy sớm nên không đi cùng, Lữ Trĩ liền nhân cơ hội này mà đầu độc chết Lưu Như Ý. Sau đó bà sai người đem Thích phu nhân ra chắt đứt tay chân, đốt điếc tai bà, móc mắt, cho uống thuốc thành câm rồi giam lại trong nhà xí gọi là "Nhân trư" (Người lợn). Lưu Doanh vốn bản tính nhân từ thấy được hình ảnh đáng sợ đó đã khắc sâu trong tâm trí cảm thấy vô cùng sợ hãi, tinh thần sụp đổ dẫn đến suốt ngày uống rượu, trụy lạc, phóng túng vô độ, chỉ trong 7 năm liền qua đời. Khi đó ông chỉ mới 23 tuổi.
Người đời sau khi biết được tấn bi kịch về cái chết của Thích phu nhân đã bày tỏ sự thương cảm dành cho bà mà thờ phụng bà làm "Xí thần" hay còn gọi là "Thích cô". Mỗi dịp Tết Trung Nguyên vào rằm tháng 7 âm lịch đều sẽ đốt quần áo giấy cúng tế cho bà ở trong các nhà vệ sinh trở thành một tập tục của người Trung Hoa.
Vũ Phong (Theo Thuơng Hiệu và Pháp Luật)