Báo Independent của Anh cho biết, các nhà khoa học đang nghiên cứu ngôi mộ đầy xương người ở miền bắc Sudan và nghi ngờ đây là những nạn nhân của cuộc xung đột vũ trang đầu tiên trong lịch sử loài người. Cuộc chiến này nổ ra từ 13.000 năm trước ở vùng đất nằm bên rìa sa mạc Sahara. (Ảnh: Independent)
Các nhà khoa học Pháp đang làm việc với chuyên gia từ Bảo tàng Anh Quốc để khám nghiệm tử thi hàng chục bộ xương trong ngôi mộ tập thể. Kết quả nghiên cứu cho thấy phần lớn những người này bị giết bởi mũi tên đá. Các nhà khoa học hy vọng họ sẽ tìm thấy thêm bằng chứng về cuộc chiến đầu tiên trên thế giới này. (Ảnh: Independent)
Địa điểm khảo cổ nằm ở Jebel Sahaba thuộc miền bắc Sudan. Các chuyên gia đang kiểm tra tình trạng sức khỏe và chế độ ăn uống của những người nằm dưới mồ chôn tập thể khi họ còn sống. (Ảnh: Independent)
Theo dữ liệu nghiên cứu mới nhất, những người nằm dưới mồ không chết cùng một thời điểm. Nó cho thấy cuộc tấn công đầu tiên trong lịch sử loài người kéo dài trong nhiều tháng, thậm chí nhiều năm. Nghiên cứu cũng cho thấy những người bị giết là tổ tiên của người da đen ngày nay. (Ảnh: Independent)
Các chuyên gia dự đoán, khu vực phía bắc Sudan từng là khu vực giáp ranh giữa những nhóm người là tổ tiên của dân châu Phi và châu Âu. Thời gian những người nằm dưới ngôi mộ tập thể bị giết trùng với giai đoạn hai chủng người này cạnh tranh nguồn thức ăn. (Ảnh: Independent)
Nhà khảo cổ người Mỹ Fred Wendorf phát hiện những ngôi
mộ tập thể trong năm 1964. (Ảnh: Independent)
Một phần xương cốt đang được trưng bày tại Bảo tàng Anh Quốc. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên các nhà khoa học sử dụng công nghệ hiện đại của thế kỷ 21 để nghiên cứu những bộ xương. (Ảnh: BBC)
Sơ đồ khu mộ và tư thế nằm của những nạn nhân nghi chết
vì bạo lực (màu cam). (Ảnh: Bảo tàng Anh Quốc)
zing