Trộm mộ đã tồn tại trong lịch sử Trung Quốc từ thời cổ đại. Bởi vì nạn trộm mộ rất phổ biến, để đề phòng trường hợp mộ của mình bị trộm sau khi chết, các quan lại thời xưa luôn lập nhiều mộ giả để giảm thiểu nguy cơ bị trộm mộ. Tào Tháo là người đa nghi, biết bọn trộm mộ sẽ ra tay, rất khó đề phòng nên đã xây cho mình lập rất nhiều ngôi mộ giả và che giấu thành công ngôi mộ thật của mình.
Là hiện thân của trí tuệ, mưu lược của Gia Cát Lượng đã tính toán trước khi ông qua đời đã giúp ông bình yên hàng nghìn năm sau khi được chôn cất. Gia Cát Lượng trước khi chết đã sắp xếp việc an táng của mình một cách thích hợp nhất, ông đã lập rất nhiều ngôi mộ giả để che giấu nơi chôn cất thực sự của mình. Khi giới khảo cổ khai thác khu lăng mộ của Gia Cát Lượng, đối mặt với cảnh tượng trong lăng mộ của ông, các chuyên gia thở dài rằng ông đã không nói dối thiên hạ.
1. Cái chết của Gia Cát Lượng
Gia Cát Lượng từng sống ẩn dật ở Nam Dương, vì cảm động trước việc Lưu Bị ba lần đến túp lều tranh nên đã xuống núi phò tá. Với sự giúp đỡ của ông, Lưu Bị đã nhanh chóng nổi lên ở Tây Xuyên (Tứ Xuyên ngày nay) và một tình thế kiềng ba chân được hình thành. Sau khi Lưu Bị lâm bệnh qua đời, Gia Cát Lượng cảm động trước câu di ngôn "Thừa tướng tài hơn Tào Phi mười lần, tất có thể bình định thiên hạ, nhất định sẽ làm nên đại sự. Con trai ta, nếu có thể phò tá thì hãy phò tá, nếu nó bất tài, thừa tướng có thể phế nó và lên thay (quân khả tự thủ)". Câu “Có thể thay người” của Lưu Bị với Gia Cát Lượng cho thấy vị thừa tướng rất được vua nước Thục tin tưởng. Cảm tạ trước ân tình của Lưu Bị, Gia Cát Lượng nhiều lần dốc hết tâm sức cho kế hoạch Bắc phạt, chỉ để hoàn thành tâm nguyện cuối cùng của Lưu Bị là giúp nhà Hán. Nhưng trời không chiều lòng người mong muốn, Gia Cát Lượng, người tận tụy hy sinh, không thống nhất được Trung Nguyên, qua đời vì bệnh tật ở Ngũ Trượng Nguyên vào năm 234 sau Công nguyên.
Theo truyền thuyết, Gia Cát Lượng trước khi qua đời đã để lại lời trăn trối cho Lưu Thiện (A Đẩu - con Lưu Bị), yêu cầu Hậu chủ Lưu Thiện dốc sức cai quản đất nước, bổ nhiệm nhân tài, đồng thời cũng để lại yêu cầu chôn cất độc nhất vô nhị của mình.
Đối mặt với lời trăn trối của vị thừa tướng, Lưu Thiện mặc dù khó hiểu nhưng cũng dốc hết sức lực đi theo, theo như lời trong thư, chiêu mộ bốn người lính khỏe nhất trong quân đội và nhờ họ khiêng thi thể của Gia Cát Lượng đi phía Nam. Và nói với họ theo lời trong thư, khi sợi dây đứt chỗ nào hãy chôn Gia Cát Lượng ngay tại chỗ đó.
Sợi dây do chính tay Lưu Thiện chọn, chất lượng tuyệt hảo, bốn người lính đi suốt một quãng đường về phía Nam, đi 4 ngày 3 đêm mà sợi dây vẫn không có dấu hiệu đứt. Bốn người kiệt sức đã đạt được một thỏa thuận ngầm với nhau tìm chỗ kín đáo để chôn quan tài Gia Cát Lượng. Và sau khi chôn cất thi thể của thừa tướng, họ quay trở lại kinh thành. Lưu Thiện nhìn những người lính về sớm và biết rằng dây thừng không thể bị đứt nhanh như vậy, chắc chắn họ đã không chôn cất thừa tướng theo yêu cầu, vì vậy ông đã đưa họ vào nhà ngục và tra tấn họ để lấy lời khai. Về sau mới biết, binh lính vì làm việc quá sức mà tự ý cắt dây, chôn cất Gia Cát Lượng tại chỗ, trong cơn thịnh nộ đã chặt đầu bốn người. Cho đến nay vẫn không ai biết mộ Gia Cát Lượng được chôn cất ở đâu. Là bậc minh triết thời Tam Quốc, Gia Cát Lượng không chỉ dự đoán hành vi của binh lính mà còn dự đoán được phản ứng của Lưu Thiện, từ đó đạt được mục đích sau khi chết không ai làm phiền mình.
Nhưng theo truyền thuyết, sau khi Gia Cát Lượng qua đời, một người đã tìm thấy ngôi mộ thực sự của ông, người này là Lưu Bá Ôn, người đã giúp Hồng Vũ đế thành lập nhà Minh và trị vì thiên hạ trong suốt thời nhà Minh. Lưu Bá Ôn tự hào về tài năng của mình, và coi thường danh tiếng biết mọi thứ trên đời của Gia Cát Lượng, cho rằng ông là người duy nhất ở cổ đại và hiện đại biết mọi thứ trên đời.
Dựa vào khả năng phi thường của mình, Lưu Bá Ôn đã tìm thấy khu mộ thực sự của Gia Cát Lượng và nhìn thấy năm ký tự trong ngôi mộ "Chỉ Bá Ôn đến" đã vô cùng bất ngờ, vội quỳ trước mộ dập đầu, để bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với Gia Cát Lượng. Sau đó Lưu Bác Ôn đã treo ảnh Gia Cát Lượng ở nhà và thờ cúng mỗi đêm.
2. Mộ Gia Cát Lượng
Theo ghi chép lịch sử, Gia Cát Lượng được chôn cất ở khu vực Thiểm Tây, mặc dù ngôi mộ thực sự của ông chưa bao giờ được tìm thấy nhưng các nhà khảo cổ học và thế giới vô cùng tò mò về ngôi mộ của vị Hầu tước nước Thục, và muốn được chiêm ngưỡng lăng mộ của người này. Nhưng với sự tiến bộ của khoa học và công nghệ trong thời hiện đại, một ngôi mộ khác của Gia Cát Lượng đã xuất hiện trước thế giới. Điều đáng kinh ngạc là ngôi mộ của Gia Cát Lượng không những không tìm thấy nửa phần hài cốt nào mà ngay cả đồ tùy táng của những ngôi mộ bình thường cũng không tìm thấy. Trong quan tài chỉ có một chiếc quạt lông vũ tượng trưng cho Gia Cát Lượng.
Các chuyên gia cho rằng đây là ngôi mộ thật của Gia Cát Lượng, nhưng ngôi mộ chỉ có chiếc quạt lông vũ chứng tỏ đó là ngôi mộ giả của Gia Cát Lượng dùng để đánh lạc hướng tầm nhìn của những kẻ trộm mộ và che giấu vị trí ngôi mộ thật của ông. Hơn nữa, vô số ngôi mộ của Gia Cát Lượng với kích thước này đã được khai quật ở Trung Quốc. Đúng như kế hoạch của Gia Cát Lượng, ngôi mộ thật của ông chưa bị hậu thế phát hiện, các chuyên gia đều phải thở dài: Gia Cát Lượng không lừa dối chúng ta, ngôi mộ thật của ông sẽ không bao giờ bị hậu thế tìm ra.
Tuy số mộ của Gia Cát Lượng không nhiều bằng bảy mươi hai ngôi mộ của Tào Tháo, nhưng ngoài những ngôi mộ khả nghi do chính Gia Cát Lượng lập ra, người ta còn xây dựng lăng mộ để tưởng nhớ vị tướng trung nghĩa và trí tuệ này. Trong số rất nhiều ngôi mộ giả, nổi tiếng nhất là "Lăng mộ Vũ Hầu" ở núi Định Quân, tỉnh Thiểm Tây. Lăng mộ này đã có lịch sử hơn một nghìn năm.
Lăng mộ này hiện đã trở thành một điểm thu hút khách du lịch nổi tiếng và khách du lịch từ khắp nơi đến đây quanh năm. Trong đền thờ Vũ hầu (Vũ hầu là thụy hiệu của một số vị quân chủ và tướng lĩnh quan lại thời xưa), không chỉ có bia đá và vạc ba chân, một số đồ mỹ nghệ và chuông ngàn năm tuổi.
Hoàng Anh (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)