Danh mục

Long mạch vua chúa Việt Nam 'phát' như thế nào? (Kỳ 2)

Thứ ba, 22/10/2013 06:44

Nếu cơ nghiệp nhà Lý mở đầu bởi vị hoàng đế xuất thân từ vùng địa linh Cổ Pháp (Lý Công Uẩn) thì đất phát vương của nhà Trần lại nằm cách đó khá xa, về phía Đông của thượng nguồn sông Phổ Đà.

Một cuộc “tầm long”

Mãi đến đầu thế kỷ 18, sau gần 900 năm xảy ra sự kiện Cao Biền trấn yểm long mạch nước ta, một tài liệu của Trung Quốc với tựa đề “Cao Biền di cảo” (cùng một số cuốn khác trước kia như An Nam cửu long kinh chẳng hạn), nhắc việc Cao Biền sau khi đem 5.000 quân vượt biển tiến về hướng Nam năm 865 (được chi viện thêm 7.000 quân nữa vào năm sau 866) đã đánh  chiếm nước ta và lập bàn đồng giữa trời, dùng thuật phong thủy lẫn những phương pháp thần bí để “tầm long” ráo riết.

Vậy “tầm long” là gì? Tầm long là phép tìm kiếm long mạch ngoài đất trống, như cụ Tả Ao chỉ rõ: “Chẳng qua ra đến ngoài  đồng/ Tỏ mạch, tỏ nước, tỏ long mới tường” và được học giả Cao Trung qua hằng chục năm nghiên cứu sách địa lý của Tả Ao giải thích rõ đại ý dưới đây:


Long mạch là mạch đất bên trong có chứa khí mạch, giống như trong cành cây có chứa nhựa cây, nó có thể chạy qua  những dãy đồi núi cao, cũng có thể đi rất thấp, luồn qua sông qua suối, thậm chí qua biển, rồi đột ngột nhô lên với những thớ đất lắm khi uốn lượn sà sà trên mặt ruộng như hình con rồng đang cuộn mình vươn tới để ôm chầu vào một huyệt đất nào đó (gọi là long nhập thủ).

Nơi đó có thể hạ huyệt chôn cất, hoặc cải táng mồ mả cha ông để con cháu đời sau phát vương, phát tướng, phát trạng, phát tài lộc phú quý. Trước huyệt kết có đất  nổi  lên  cao  che  chắn (gọi là án), hoặc  có gò bao quanh kết hình ấn kiếm, ngựa voi, chiêng trống (gọi là sa).


Ảnh minh họa.

“Tả Ao địa lý toàn thư” ghi rõ muốn tầm long cần  phải  biết: Thái tổ sơn của toàn thể các cuộc đất xuất phát từ dãy Himalaya, phải biết Minh đường là nơi nước tụ trước huyệt để nuôi khí lành, biết Thanh long là thớ đất bên trái huyệt và Bạch hổ là thớ đất bên phải huyệt, cả hai ôm chầu  vào huyệt  kết, biết về long sinh (mạch sống động như mãng xà vương đang phóng tới), long tử (mạch nằm ngay đơ như chiếc đũa tre), long cường (mạch nổi to như sóng lớn), long nhược (mạch lặng lờ như sóng nhỏ lăn tăn).

Những điều trên chắc hẳn Cao Biền đã ứng dụng trong cuộc “tầm long” trên toàn cõi nước ta để trấn yểm, nhưng đất phát vương của 12 đời vua Trần (chưa kể thêm đời hậu Trần) đã tồn tại vượt lên ý đồ của Cao Biền. Đó là vùng đất ở nguồn sông Phổ Đà, tức sông Luộc, nằm trên địa phận thôn Lưu Gia (thuộc huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình ngày nay).

Phát vương trên đất kết

Đến  với vùng  đất  đó buổi  sơ khai có 3 anh em nhà họ Lưu, gồm: Lưu Khánh Đàm, Lưu  Ba, Lưu  Lượng. Về sau, cả ba người đều làm quan, trong đó Lưu Khánh Đàm được vua Lý Nhân Tông trọng dụng (khi vua sắp mất vào tháng chạp năm Đinh Mùi 1127 đã cho gọi Đàm vào nhận di chiếu để cùng Lê Bá Ngọc đưa hoàng thái tử là Lý Thần Tông lên ngôi trước linh cữu). Tên tuổi của Lưu  Khánh  Đàm (và Lưu  Ba) đều được Ngô Sĩ Liên nhắc đến trong “Đại Việt sử ký toàn thư”.

Đó là dòng họ thứ nhất tìm đến cư ngụ tại vùng đất phong thủy ở nguồn  sông Luộc. Dòng họ thứ hai đến với đất phát vương là nhà họ Tô chuyên buôn tơ lụa, giàu  có nhất nhì trong vùng. Nhưng cả hai họ Lưu và họ Tô cũng chỉ dừng lại ở mức quý tộc, cự phú, chứ không phát vương được. Mà phải đợi đến họ Trần xuất hiện thì “đất kết” mới ứng lên một dòng vương giả mới bắt đầu từ sự có mặt của một người đến từ hương Tức Mặc, xứ Hải Thanh, đó là Trần Hấp.

Trần Hấp sinh được 2 con trai là Trần Lý (lý là cá chép) và Trần Thiện. Trần Lý lớn lên kết hôn với Tô Thị Hiền 15 tuổi, thế là hai họ Trần và Tô kết sui gia và tạo thành thế lực mạnh nhất trong vùng. Trần Lý có người bạn họ Phùng rất giỏi về khoa địa lý, được dân chúng kính nể, thường gọi là “thầy Phùng”.

Ông là người biết rõ kiểu đất “hậu sinh phát đế” ở thôn Lưu Gia, mà tiến sĩ Đinh Công Vĩ đã ghi  lại trong cuốn “Chuyện tình  vua  chúa  hoàng  tộc Việt Nam” khá thuyết  phục  như sau: “Ba mũi nhọn  chồng lên nhau này là núi Tam Đảo với ba ngọn Phù Nghĩa, Thạch Bàn, Thiên Thị. Đấy là Tổ sơn, long mạch của nó chạy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam, thấp dần rồi chìm qua sông Thiên  Đức (tức sông Đuống), đến làng Hà Liễu của châu Đằng mới đột khởi nổi lên một ngọn núi khác.

Rồi từ đấy, long  mạch  lại chạy tiếp từ làng Nhật Cảo đến làng Thái Đường, kết lại ở gò Sao. Phía trước gò ấy có ba gò lớn là Tam thai, phía sau có bảy gò nhỏ là Thất tinh, xung quanh có đầm nước bao  bọc, khi mặt trời soi tới thì mặt đầm sáng như gương phản chiếu, đối mặt với các cù lao nhỏ hình đẹp như những bông sen đang nở,  đấy là một trong 27 kiểu đất hậu sinh phát đế”.

Khi phát hiện ra chỗ đất kết, thầy Phùng đã bàn với Trần Lý nên cải táng mộ ông bà của họ Trần về chôn ở đó. Vì sao thầy Phùng lại không thể dùng chỗ đất kết để chôn ông bà mình? Theo thầy và nhiều nhà phong thủy khác, người tìm ra long mạch và chỗ huyệt kết chưa hẳn là người có thể cải táng thân nhân của mình để con cháu phát vương được, vì cần phải ứng đúng mệnh số nữa.

Thầy  Phùng biết họ Trần sắp phát và đã kể lại chi tiết bí mật liên quan đến câu chuyện phong thủy ở gò Sao cho con mình là Phùng Tá Chu (cũng là một nhân vật lịch sử) được biết: Vào ngày lập thu, mộ hiển thủy  tổ khảo ở Tức Mặc và hiển thủy tổ tỷ ở Lưu Gia của dòng họ Trần đã dời chuyển đến gò Sao song táng, công  việc hoàn  tất đúng  giờ chính Hợi.

Những người tham gia rà soát các vị trí và hình thể của long mạch lần cuối để đặt la bàn xác định nơi hạ huyệt cũng như hướng cải táng đều là người họ Trần. Chỉ duy nhất có thầy Phùng biết chuyện. Xong việc, bên trên mộ được san phẳng y như cũ để không lộ ra dấu vết.

Sau cuộc lễ chưa lâu, vào giữa một đêm rằm sáng trăng, thái tử Sảm (tức vua Lý Huệ Tông sau này) từ Thăng Long chạy loạn đến vùng Lưu Gia đã tình cờ trông thấy và nhanh chóng say mê cô con gái xinh đẹp của Trần Lý là Trần Thị Dung, lúc ấy mới 15 tuổi (là chị em chú bác ruột với Trần Thủ Độ), rồi cưới Dung. Đây là sự kiện mở đầu cho một loạt biến cố tiếp đó để vương quyền nhà Lý chuyển sang tay nhà Trần.

Theo Nguoiduatin.vn

Tags    Long mạch vua chúa

Tin được quan tâm

Bắt đầu từ 15/5/2025: Người dân phải dùng sang Căn cước, không được dùng Căn cước công dân, đúng không?

Việc cấp đổi từ Căn cước công dân sang Căn cước cần được thực hiện theo đúng quy định pháp luật.
Kiến thức 3 ngày, 19 giờ trước

Tin vui: Công chức, viên chức được hưởng thêm 3-4 triệu đồng/tháng nhờ luật mới

Nhiều công chức, viên chức tại Hà Nội đang hưởng lợi từ chính sách tăng thu nhập theo Luật Thủ đô 2024, giúp cải thiện...
Kiến thức 3 ngày, 13 giờ trước

Cán bộ, công chức từ 30/6/2025 không thực hiện điều này sẽ bị xem là không đáp ứng yêu cầu công việc

Theo Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số yêu cầu, đến ngày 30/6, toàn bộ lãnh đạo, cán bộ, công chức phải xử lý...
Kiến thức 3 ngày, 16 giờ trước

Trước 1/8/2025: 5 trường hợp dù là số điện thoại chính chủ vẫn bị khóa SIM, thu hồi số điện thoại?

Theo quy định, những trường hợp này sẽ bị khóa SIM, thu hồi số điện thoại, người dân nên biết kẻo thiệt thòi.
Kiến thức 3 ngày, 16 giờ trước

Tin vui mới: Không cần đóng đủ 20 năm bảo hiểm xã hội, người lao động cũng có thể nhận lương hưu

Mới đây, Bảo hiểm xã hội TP HCM thông tin về những điểm mới tại Luật Bảo hiểm xã hội 2024, trong đó có quy...
Kiến thức 3 ngày, 12 giờ trước

Kể từ bây giờ, người dân mượn xe máy ra đường phải mang theo giấy tờ này nếu không sẽ bị CSGT phạt tới 8 triệu

Xe máy là phương tiện giao thông chủ yếu và phổ biến nên hiện tượng mượn xe máy của nhau rất hay gặp. Tuy nhiên...
Kiến thức 2 ngày, 16 giờ trước

Tin cùng mục

Tử vi ngày 7/4/2025 của 12 con giáp: Tuổi Thân sự nghiệp lên như diều gặp gió, Sửu kém may mắn

Cùng xem tử vi dự đoán gì về vận mệnh, tình duyên, cuộc sống,... của 12 con giáp trong ngày 7/4/2025.
Đời sống số 2 giờ, 32 phút trước

Người dân cần lưu ý: Từ 1/6/2025, thẻ bảo hiểm y tế giấy sẽ chỉ được cấp mới trong 3 trường hợp đặc biệt

Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam vừa ban hành Công văn số 168/BHXH-QLT ngày 26/3/2025, quy định rõ từ ngày 01/6/2025, thẻ bảo hiểm...
Kiến thức 2 giờ, 29 phút trước

Sau tinh gọn, TP.HCM xuất hiện nhiều 'siêu' xã phường với 200 - 300 nghìn dân

Sau quá trình sắp xếp, tinh gọn bộ máy hành chính, TP.HCM xuất hiện nhiều "siêu" xã, phường với quy mô dân số từ 200.000...
Kiến thức 3 giờ, 14 phút trước

Theo quy định, thời hạn sang tên sổ đỏ khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất là bao lâu?

Người dân chậm sang tên sổ đỏ sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
Kiến thức 3 giờ, 14 phút trước

Thời xưa khi chưa có tủ lạnh, con người chúng ta đã bảo quản thực phẩm như thế nào?

Ngày nay, tủ lạnh là thiết bị không thể thiếu trong mỗi gia đình, giúp bảo quản thực phẩm tươi ngon trong thời gian dài....
Làm sao 3 giờ, 14 phút trước

Xe máy chạy dưới tốc độ tối thiểu bị phạt như thế nào?

Theo nghị định 168, người dân sẽ bị xử phạt về hành vi điều khiển xe máy chạy dưới tốc độ tối thiểu cho phép....
Kiến thức 3 giờ, 29 phút trước

Tin mới cập nhật

Á hậu 2 MIQ 2024 - Tường San có động thái lạ sau lùm xùm bị tố 'vô ơn' với Á hậu Thuỷ Tiên, netizen xôn xao

Loạt động thái của Á hậu Tường San sau khi bị tố vô ơn với Á hậu Thuỷ Tiến khiến netizen đặc biệt quan tâm....
Chuyện làng sao 3 giờ, 15 phút trước

Kể từ bây giờ, đi xe đạp mà thiếu thứ này, chủ xe sẽ bị phạt lên đến 400.000 đồng

Ngày 26/12/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông...
Kiến thức 4 giờ, 28 phút trước

Xe ô tô lắp thêm đèn siêu sáng có vi phạm pháp luật không?

Trên các tuyến đường thường xuất hiện ngày càng nhiều xe ô tô được chủ xe tự ý cải tạo, lắp thêm đèn chiếu sáng...
Dòng sự kiện 4 giờ, 29 phút trước

Cha mẹ IQ cao thường làm 3 điều trước khi ngủ, con cái từ lơ mơ trở thành 'siêu nhân trí nhớ'

Ít người biết rằng buổi tối trước khi đi ngủ là khoảng thời gian vàng, rất tốt để trẻ ghi nhớ nếu cha mẹ biết...
Chăm con 4 giờ, 29 phút trước

Chú ý! Từ nay tới hết tháng 12/2025 tăng mức xử phạt nồng độ cồn lên gấp đôi Nghị định 168, có đúng không?

Vi phạm nồng độ cồn là một hành vi nằm trong nhóm chuyên đề cần chú ý trong năm 2025.
Kiến thức 4 giờ, 30 phút trước

Liệu Thùy Tiên có bị tước vương miện Hoa hậu?

Vụ bê bối kẹo rau củ và tin hoa Hậu Thùy Tiên bị tạm hoãn xuất cảnh đang gây xôn xao Thái Lan - nơi...
Chuyện làng sao 5 giờ, 31 phút trước

Bị chê làm đám cưới 'không hoành tráng', H’Hen Niê đáp lại một câu cực chất

Phản ứng của Hoa hậu H’Hen Niê khi bị chê làm đám cưới không hoành tráng.
Chuyện làng sao 5 giờ, 33 phút trước

NSND Bành Bắc Hải qua đời sau nhiều năm chống chọi ung thư

NSND Bành Bắc Hải qua đời lúc 4h15 sáng 5/4. Ông được mệnh danh là "phù thủy âm thanh" trong làng điện ảnh, từng tham...
Chuyện làng sao 5 giờ, 34 phút trước

Sao Việt 6/4: Hình ảnh Thuỳ Tiên khóc lóc vật vã ngay sau thông tin bị cấm xuất cảnh; Tình trạng Kỳ Hân sau ca phẫu thuật gãy xương đùi

Tin sao Việt 6/4/2025: Thông tin về Hoa hậu Thuỳ Tiên hiện đang được công chúng quan tâm hơn bao giờ hết. Kỳ Hân bị...
Chuyện làng sao 5 giờ, 17 phút trước

Tào Tháo chết vì bệnh gì?

Khi mắc bệnh, Tào Tháo đã mời Hoa Đà đến thăm khám. Nhưng vì không nghe lời thần y mà Tào Tháo chết.
Kiến thức 5 giờ, 30 phút trước