Theo ghi chép, sau khi hai người chồng lần lượt qua đời là Đường Thái Tông và Đường Cao Tông, Võ Mỵ Nương từng bước thâu tóm quyền lực. Sau khi loại bỏ những người chống đối, Võ Tắc Thiên tự xưng hoàng đế. Với quyền lực lớn trong tay, bà hoàng này ngang nhiên thâu nạp hàng trăm sủng nam vào hậu cung của mình. Những sủng nam được chọn để hầu hạ Võ Tắc Thiên đều là những mỹ nam khôi ngô, tuấn tú, cường tráng và khỏe mạnh.
Thậm chí, bà hoàng này còn làm điều chưa từng có trong lịch sử là công khai nuôi nam sủng mà không sợ bị quần thần vạch tội. Một câu hỏi được đặt ra là vì sao ngay cả khi sở hữu dàn nam sủng đông đảo như vậy, Võ Tắc Thiên vẫn chưa từng mang thai với bất cứ người nào trong số họ?
Điểm mặt những nam sủng nổi tiếng của Võ Tắc Thiên
Phùng Tiểu Bảo được ghi chép là nam sủng đầu tiên của Võ Tắc Thiên trong lịch sử. Tiểu Bảo từng có khoảng thời gian mưu sinh bằng nghề bán thuốc, sau vào làm chú tiểu tại chùa Cảm Nghiệp và quen biết Võ Tắc Thiên khi bà xuống tóc đi tu tại đây.
Sau khi lên ngôi Hoàng đế, Võ Tắc Thiên đã yêu cầu Phùng Tiểu Bảo hoàn tục, đổi tên thành Tiết Hoài Nghĩa và cho phép tiến cung. Trong thời gian được sủng ái, Tiết Hoài Nghĩa không ngừng thăng quan tiến chức nhờ chiếc lưỡi giỏi nịnh hót của mình. Ông chính là người xây dựng Minh Đường, còn nhiều lần trên danh nghĩa đại tướng quân xuất binh thảo phạt Đột Quyết, khiến Võ Tắc Thiên hết sức hài lòng.
Thế nhưng vào chính cái lúc Tiết Hoài Nghĩa đang "như diều gặp gió" thì Võ Tắc Thiên lại "phải lòng" thái y Thẩm Nam Liêu. Võ Tắc Thiên chán ghét ông vì có tình mới, nam sủng này đã bị thất sủng và chết do bị sát hại.
Sau khi Tiết Hoài Nghĩa chết, Thẩm Nam Liêu là người duy nhất được sủng ái. Thẩm Nam Liêu là một thái y, dù đã hơn 40 tuổi, thân hình không thể so sánh với Tiết Hoài Nghĩa nhưng lại có nét quyến rũ trưởng thành hơn, điều này khiến Võ Tắc Thiên rất thích. Bà thường triệu Thẩm Nam Liêu vào cung để mát-xa và hỏi về "cao dược hồi xuân". Võ Tắc Thiên nhận thấy thái y họ Thẩm cũng thuộc dạng khôi ngô liền bắt ông phục vụ mình. Tuy nhiên, Thẩm Nam Liêu cũng chết không lâu sau đó. Nguyên nhân cái chết của nhân vật này được cho là vì quá lao lực.
Lúc này, hai nam sủng chính của Võ Tắc Thiên là hai anh em Trương Xương Tông và Trương Dịch Chi. Lúc đó cả hai đều chỉ hơn 20 tuổi, đều rất tuần tú, nhiều tài lẻ và giỏi chuyện "giường chiếu". Hai người vốn là người đàn ông của Thái Bình công chúa, sau để thể hiện lòng hiếu thảo với mẹ, công chúa đã tiến cử Trương Xương Tông làm Võ Tắc Thiên rất vui. Trương Xương Tông nhân tiện tiến cử luôn anh mình là Trương Dịch Chi vào hầu hạ. Cả hai nhận được sủng ái và được phong chức tước, bổng lộc cực hậu hĩnh.
Năm 705, Võ Tắc Thiên lâm bạo bệnh, tể tưởng Trương Giản Chi lấy danh nghĩa "anh em họ Trương mưu phản", phát động binh biến, "mời" Võ hậu trên giường bệnh nhường ngôi cho Đường Trung Tông, đồng thời giết chết 2 anh em Trương Dịch Chi và Trương Xương Tông.
Lý giải nguyên nhân khiến Võ Tắc Thiên không mang thai
Võ Tắc Thiên không muốn sinh con cho tình nhân vì lo sợ sẽ gây ra những cuộc tranh đoạt ngôi vị dẫn đến biến cố lớn trong triều đình. Một khi thông tin về việc Võ Tắc Thiên có con rơi lan truyền rộng rãi trong dân chúng thì bà sẽ đánh mất danh tiếng, thậm chí là quyền lực.
Giả thuyết khác suy đoán Võ Tắc Thiên không thể sinh con cho tình nhân dù luôn có người hầu hạ mỗi đêm xuất phát từ tình hình sức khỏe. Theo quan điểm này, khi trở thành nữ hoàng đế, bà đã ngoài 60 tuổi. Ở độ tuổi này, Võ Tắc Thiên được cho là khó có thể mang thai. Dù bà hoàng này được các thái y kê đơn, bốc thuốc giúp cơ thể khỏe mạnh hơn những người cùng tuổi nhưng không thể giúp bà mang thai.
Thêm nữa, Võ Tắc Thiên cũng không mặn mà sinh thêm con vì bà đã có con cháu đầy đàn. Việc nuôi các nam sủng trong hậu cung chỉ để giúp bà hoàng này vơi bớt nỗi cô đơn khi bên cạnh không có ai bầu bạn.
Dương Huyền (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)