Khi xã hội chưa thực sự phát triển, quan điểm của con người trong xã hội vô cùng khắt khe về vấn đề trinh tiết. Con gái phải giữ được trinh tiết cho đến đêm tân hôn. Nếu không còn trinh sẽ bị chồng và gia đình chồng khinh bỉ, coi là lăng loàn. Gia đình nhà gái cũng sẽ bị nhà trai coi thường vì không biết dạy con. Nó sẽ trở thành một nỗi nhục.
Vì vậy, thời cổ đại Trung Quốc, nhiều phụ nữ hiếm khi ra ngoài trước khi kết hôn, đề phòng gặp phải một số trường hợp đặc biệt, bị kẻ xấu hãm hại mà mang tiếng cả đời, đó cũng là một biện pháp bảo vệ trinh tiết của mình.
(Ảnh minh họa)
Thời xa xưa, để kiểm tra xem phụ nữ còn trinh hay không, người ta thường dùng nguyên lý “tắc kè”. Vậy nguyên lý hoạt động của phương pháp này là gì?
Thực chất nó là thứ mà chúng ta gọi là tắc kè, thời cổ đại dùng chu sa để nuôi tắc kè, mỗi con tắc kè sẽ được cho ăn 7 cân chu sa. Khi con tắc kè phát triển đến một cân nặng nhất định thì đem giết, phơi khô rồi xay nhuyễn. Tiếp đó, gia đình sẽ đem thứ bột đỏ này chấm lên cánh tay của con gái mình, tạo thành một nốt ruồi son. Nốt ruồi son này được gọi là "thủ cung sa".
Nếu phụ nữ con giữ được thân mình trong sạch, nốt ruồi son trên tay sẽ còn. Nếu đã quan hệ với ai đó thì nốt ruồi son cũng biến mất. Ngay cả khi đang tân hôn, nếu người chồng phát hiện vợ không còn "thủ cung sa", anh ta hoàn toàn có thể bỏ vợ, đưa trả về gia đình.
Thực tế thì chuyện xem thủ cung sa để xác định trinh tiết của phụ nữ đều không có cơ sở, căn cứ khoa học nào cả. Tuy nhiên vào thời cổ đại, khi kiến thức còn nông cạn, đa số mọi người đều tin vào lời của những bà mối, không nghi ngờ chút gì.
Điều này cũng dẫn đến oan khiên, không ít phụ nữ vô tội, trong trắng vì thế mà chịu nhục nhã, bị hiểu lầm là người lăng loàn, không còn thuần khiết.
Hạ Tú (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)