Không sinh được con trai thì bị chồng đánh đập, mắng nhiếc, chồng lấy thêm vợ lẽ, vừa để sinh con trai, vừa để thừa kế gia sản. Thời xưa mọi thứ đối với mỗi người phụ nữ đều không công bằng, quan niệm trọng nam khinh nữ cũng rất nghiêm trọng.
(Ảnh minh họa)
Một trong những con đường giúp phụ nữ đổi đời thời xưa là tìm cách vào cung làm cung nữ. Tuy nhiên, để vào cung không dễ dàng như vậy, phải trải qua nhiều khâu tuyển chọn khắt khe như ngoại hình, kiểm tra cơ thể không có sẹo, không có mùi hôi, đặc biệt là phải còn trinh.
(Ảnh minh họa)
Vậy cuộc sống của các cung nữ trong hậu cung Trung Quốc thời xưa khó khăn như thế nào? Không chỉ ban ngày hầu hạ hoàng đế, ban đêm còn phải hầu hạ thái giám, vậy sự thật là gì?
(Ảnh minh họa)
Mặc dù làm cung nữ trong cũng sẽ được ăn uống đầy đủ, mặc những bộ quần áo đẹp. Tuy nhiên các cô gái cũng phải qua những ngày tháng rất cực khổ, không những không được tự do, tuân thủ đủ loại phép tắc. Một số người còn bị bắt nạt bởi những cung nữ khác, bị chủ nhân đánh đạp, mắng mỏ. Suy cho cùng, họ là nhóm người thấp nhất trong cung, cuộc sống rất khó khăn, không chỉ phải làm công việc hàng ngày mà còn phải phục vụ tốt mọi người. Có như vậy mới hi vọng tới một ngày được đổi đời.
(Ảnh minh họa)
Vào ban đêm, khi họ đang ngủ, họ phải duy trì một tư thế nằm thẳng người, hai chân khép sát nhau, nếu mama hoặc thái giám đến kiểm tra, nếu họ không làm như vậy, họ có khả năng bị trừng phạt. Khi bị thái giám phát hiện thì một số cung nữ sẽ tìm cách hối lộ thái giám để không bị báo lên chủ nhân. Những cung nữ thường phải tạo mối quan hệ tốt với thái giám, thường thì họ sẽ hối lộ bằng tiền, vàng bạc, thậm chí có nhiều cung nữ phải chấp nhận những yêu cầu "quái đản, bệnh hoạn" của thái giám. Vì vậy, ban ngày bọn họ không chỉ cần hầu hạ hoàng thượng thật tốt mà ban đêm cũng không được một giấc ngủ ngon, phải hầu hạ thái giám để không bị trừng phạt.
(Ảnh minh họa)
Mặc dù bất công như vậy nhưng dù sao thì thời bấy giờ vào cung cũng là một trong những lối thoát tốt nhất để có thể có cái ăn, cái mặc, đặc biệt là có cơ hội đổi đời nếu được Hoàng đế thị tẩm.
Nguyễn Giang (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)