Helen Keller là nữ nhà văn nổi tiếng người Mỹ, sinh ngày 27/6/1880 tại thành phố Tuscumbia, Alabama, nước Mỹ. Do đột ngột phát bệnh, từ nhỏ bà đã bị mù cả hai mắt, hai tai cũng không còn nghe được, chỉ có thể dựa vào xúc giác để tìm hiểu thế giới, tiếp xúc với mọi người và tự nhiên. Vì thế, bà gặp phải những khó khăn và cực khổ mà người thường khó mà có thể chịu đựng được.
Tuy nhiên bà cũng rất kiên cường, dựa vào nghị lực phi thường và tài hoa xuất chúng, bà đã viết ra rất nhiều những tác phẩm khiến người đọc phải rung động khó quên, trở thành một nhà văn khiếm thị, khiếm thính quan trọng trong lịch sử văn học nước Mỹ. Bà cũng được đánh giá là một trong những người phụ nữ vĩ đại nhất trong thế kỉ mới. Năm 1964, Helen Keller nhận được huân chương của Tổng thống Mỹ, 2 năm sau bà qua đời.
Helen Keller có rất nhiều tác phẩm. Ví dụ như “The world I live in”, “Out of the dark”, “The story of my life”, “Three days to see”,… Trong những tác phẩm này, tác phẩm nổi tiếng nhất cũng là tác phẩm mà bà thích nhất chính là “Three days to see”. Tác phẩm này được viết theo thể tản văn, nửa đầu tác phẩm viết sau khi tác giả trở thành người khiếm thị và khiếm thính, sự thay đổi to lớn trong nội tâm bản thân và những lĩnh ngộ sâu sắc về cuộc sống.
Nửa sau tác phẩm viết về quá trình khát khao được học, những tìm hiểu về thế giới và tự nhiên sau khi lấy lại tinh thần của mình. Ngôn từ trong “Three days to see” đẹp đẽ, hoa lệ, tràn ngập triết lý và tưởng tượng. Đặc biệt là trong phương diện cảm nhận về thế giới thiên nhiên, tác giả đã thể hiện được sự tỉ mỉ và cảm nhận độc đáo hiếm có của mình, miêu tả, thể hiện sự đẹp đẽ, kỳ diệu của thế giới tự nhiên với những ngôn từ tựa thi ca, thế giới thiên nhiên trong lòng tác giả tựa như một bức tranh đẹp đẽ khó tả, tràn ngập những điều kỳ diệu. Với cảm hứng về thế giới tự nhiên dâng trào, “Three days to see” được mệnh danh là tuyệt tác trong lịch sử văn học.
Tác phẩm này trên thực tế là cuốn tự truyện của tác giả, rất nhiều sự việc và khung cảnh được miêu tả trong tác phẩm đều là những trải nghiệm của chính tác giả, được miêu tả vô cùng chân thực. Tác giả muốn thông qua những chi tiết này để nói với người đọc rằng, cho dù một người cơ thể bị tàn tật, họ vẫn có thể yêu cuộc sống, làm một người có ích cho thế giới. Hy vọng, nhiệt tình, tích cực, yêu, ánh sáng, những thứ này đều là những thứ mà chúng ta cần nhận thức lại sau khi được “tái sinh” trong cuộc đời.
Một khi bước vào chủ đề sinh mệnh này, bạn sẽ trở thành một người tràn đầy khát vọng sống, bạn sẽ tràn đầy niềm tin vào tương lai, luôn chuẩn bị sẵn sàng để giao phó bản thân mình. Đứng trên con đường tiến về phía trước, không có gì có thể cản trở ánh hào quang của bạn tỏa sáng. Những lời khẳng định và khen ngợi thế giới tự nhiên, bản thân con người như này hơn hẳn những thứ khoe khoang về vật chất bên ngoài, thể hiện được sự lý giải sâu sắc về cuộc đời và ý chí vượt lên khỏi vận mệnh của bản thân.
Helen Keller không may mắn, vì số phận không cho bà ánh sáng, cho dù là 3 ngày thôi cũng không thể có được. Nhưng đồng thời bà cũng là người may mắn, vì bà thông qua sự cố gắng của bản thân, cảm ngộ thăng hoa về sinh mệnh, chiến thắng chính mình, thực hiện được lý tưởng và ước mơ của mình, để rồi sau cùng từ một sinh mệnh tàn tật nhỏ bé yếu đuối trở thành một người mạnh mẽ có tinh thần bác ái, ý chí kiên cường, yêu thương thế giới, thiên nhiên.
Có thể thấy, ông trời luôn công bằng, khi ông trời đóng cánh cửa cơ thể của bạn thì sẽ mở cánh cửa tâm hồn của bạn. Cánh cửa này sẽ có ý nghĩa hơn, có giá trị hơn cánh cửa cơ thể kia.
Vũ Phong (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)