Thời kỳ nam bắc triều luôn cực kỳ hỗn loạn, người thống trị thay đổi từ người này sang người khác, chiến tranh liên miên, người khổ nhất vẫn là người bách tính trong thiên hạ. Cho tới khi Vũ Văn Ung xuất hiện, ông đã ban bố rất nhiều chính sách nhân từ, đưa người dân thoát khỏi cảnh cơ cực, thế nên mọi người đều rất yêu quý vị vua này.
Vũ Văn Ung có thể đi tới bước này thực sự không dễ dàng gì, vì thế ông vô cùng nghiêm khắc với con trai Vũ Văn Uân của mình. Người ta thường nói, cái gì quá mức cũng sẽ phản tác dụng, chính bởi tình cha quá nghiêm khắc, yêu cầu quá cao, cuối cùng khiến cho tính cách con trai của mình bắt đầu méo mó. Vị Thái tử này cho dù là về thể chất hay tinh thần đều phải chịu rất nhiều áp lực, giày vò quá lớn khiến hắn bắt đầu uống rượu mua vui, nhưng đứng trước mặt Vũ Văn Ung thì lại luôn giả vờ ngoan ngoãn, nghe lời.
Vũ Văn Ung vừa qua đời thì Vũ Văn Uân đã làm một chuyện đại nghịch bất đạo. Khi Vũ Văn Uân 13 tuổi đã hạ chỉ bắt phi tử của vua chúa vào thị tẩm cho mình. Chuyện này hoàn toàn là trái với luân thường đạo lý, đại nghịch bất đạo. Do hành vi của Vũ Văn Uân quá đỗi hoang đường, cha vợ của ông là Dương Kiên (chính là cha ruột của phi tử bị ép vào thị tẩm kia) đã không thể chịu nổi, không những lật đổ chính quyền thống trị của hắn mà còn thống nhất Trung Nguyên, lập ra nhà Tùy.
Khoảng thời gian Tùy Văn Đế tại vị, người dân được sống trong yên bình, đời sống phồn vinh. Vì thế, Dương Kiên cũng là một vị minh quân hiếm có trong lịch sử Trung Quốc.
Vũ Phong (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)