Cuộc sống của người dân Hàn Quốc những năm từ 1980 đến 1910 đã được ghi lại hết sức chân thực qua những góc hình đen trắng của các nhiếp ảnh gia phương Tây. Họ có thể coi là những người nước ngoài hiếm hoi đầu tiên được tiếp cận với văn hóa xứ kim chi từ rất sớm.
Những bức ảnh này dược chụp vào cuối thời Chosun- triều đại phong kiến dài nhất thế giới (1392 - 1897) và cũng là thời kì hưng thịnh nhất trong lịch sử Triều Tiên. Giai đoạn này được đánh dấu bởi việc rời đô sang Seoul và sự ra đời của ngôn ngữ Hàn Quốc bây giờ. Sau khi Chosun sụp đổ, người Hàn Quốc đi theo con đường tư bản chủ nghĩa và có những thay đổi vĩ đại về đời sống kinh tế, xã hội.
Xem những hình ảnh dưới đây, nhiều người sẽ phải thốt lên: "Ơ sao không đẹp như trong phim Dae Chang Geum" hay "Hàn Quốc thay đổi nhanh quá!". Quả thật như vậy, Hàn Quốc của 100 năm sau là một diện mạo khác hẳn, hiện đại, năng động và phồn thịnh hơn.
Phụ nữ Hàn Quốc vừa chơi bạc vừa hút thuốc (1900)
Một gia đình thượng lưu Hàn Quốc (1900)
Đường phố thủ đô Seoul năm 1904
Yoon Ung-nyol (1840- 1911)- vị tướng cuối cùng của triều đại Chosun chụp cùng gia đình.
Tướng Ung-nyeol trong tư dinh ở Seoul, đang chơi cờ "Go ban" (1904)
Tướng Min Yeong-hwan (1861-1905). Ông đã tự tử để phán đối hiệp ước Eulsa của chính quyền Nhật Bản
áp đặt lên Hàn Quốc. Tướng Min là cháu của hoàng hậu Myeongseong. Một năm sau cái chết
của Min Yeong-Hwan, một cây tre bỗng mọc lên tại nơi ông ngã xuống. Người ta tin
rằng cây tre đã được nuôi dưỡng bằng chính màu của tướng Min. Điều thú vị là
số lượng lá của cây tre này là 45 chiếc, bằng đúng tuổi của tướng Min
tại thời điểm ông qua đời.
Những người thợ săn Hàn Quốc
Những người cửu vạn đi trên một ngọn núi gần Seoul.
Công nhân sàng lọc lúa mạch tại Jemulpo, bây giờ là Incheon. Năm 1883 dân số của Jemulpo
là chỉ có 4700 người. Bây giờ nó đã lên tới con số 2.760.000 người.
Kĩ nữ Hàn Quốc được gọi là Gisaeng, giống với Geisha Nhật Bản, người làm nghề phục vụ đàn hát,
nhảy múa cho nam giới. Gisaeng đầu tiên xuất hiện trong triều đại Goryeo. Trong lịch sử
Hàn Quốc, nàng Gisaeng nổi tiếng nhất chính là Hwang Jin Yi (không phải trong ảnh).
Câu chuyện cuộc đời của kĩ nữ này đã được các nhà làm phim đưa lên
màn ảnh truyền hình vào năm 2006.
Kĩ nữ Hàn Quốc năm 1910.
Lịch sử Hàn Quốc luôn tự hào vì có rất nhiều những cung thủ tuyệt vời. Thậm chí ngày hôm nay
truyền thống đó vẫn được tiếp nối khi đất nước này dành được khá nhiều huy chương vàng
tại Thế vận hội ở bộ môn bắn cung.
Một ngôi trường ở Hàn Quốc năm 1903.
Trại trẻ mồ côi năm 1903
Đám cưới ở Seoul năm 1900
Các vị khách đi dự đám cưới và cô dâu (bên tay trái).
Những người phụ nữ này đang đội thứ giống như những chiếc ô thời xưa (1900)
Những nho sĩ trước đền Dong Gwan Wang Myo. Đây là một trong ba ngôi đền ở thủ đô Seoul
được người Trung Quốc xây dựng. Nhưng đến nay, chỉ có đền Dong Gwan Wang Myo
là còn tồn tại.
Lũ trẻ đang chơi đùa ở bến tàu
Con sông Han gần quận Yongsan ngay giữa trung tâm Seoul.
Chiếc xe điện của người Mỹ xuất hiện tại phía Tây thủ đô Seoul năm 1903. Cánh cổng này được gọi
là Don-Eui-Mun (돈의문). xây dựng vào năm 1392 và bị phá bỏ bởi người Nhật vào năm 1914
để mở đường cho kế hoạch phát triển, hiện đại hóa của người Nhật ở đây. Trong năm
2009, chính phủ Hàn Quốc dành136,000,000 won để khôi phục lại cổng.
Theo Depplus.vn