Nhà tư tưởng, văn học thời Minh của Trung Quốc - Lý Chí, trong tác phẩm “Tàng thư - Tuyển tập truyền kỳ thế kỷ” của mình đã nói về Tần Thủy Hoàng như thế này: “Thủy Hoàng Đế, là Hoàng Đế thiên cổ”. Có lẽ là vị quân vương đầu tiên xưng Hoàng đế, những chiến tích và công lao vĩ đại của Tần Thủy Hoàng quả thực là “Hoàng đế thiên cổ”. Nhưng trên một tầng ý nghĩa nào đó, Võ Tắc Thiên mới chính là Hoàng Đế thiên cổ thực sự vì bà là vị nữ Hoàng đế chính thống đầu tiên và duy nhất trong lịch sử Trung Quốc.
Mọi người đều biết, Địch Nhân Kiệt là trợ thủ đắc lực của Nữ Hoàng Võ Tắc Thiên, luôn được bà trọng dụng. Võ Tắc Thiên cũng luôn lắng nghe và tin tưởng làm theo những kế sách và lời khuyên của ông. Trong sử sách cũng có ghi chép, sau khi Địch Nhân Kiệt qua đời vì bệnh nặng, để thể hiện sự bi ai, đau thương, Võ Tắc Thiên đã bãi triều 3 ngày liền. Trong thời gian còn sống, Địch Nhân Kiệt luôn đưa ra rất nhiều lời khuyên cho Võ Tắc Thiên. Ví dụ như ông từng khuyên bà sau khi đăng cơ xưng đế nên từ bỏ sắc dục nhưng điều kỳ lạ là Võ Tắc Thiên lại há miệng ra cho ông xem: “Ngươi mở to mắt ra mà xem cho rõ!”. Vậy rốt cuộc thì trong miệng bà rốt cuộc là có thứ gì?
Đường Thái Tông Lý Thế Dân cực kỳ coi trọng Võ Tắc Thiên.
Thế nhưng, Lý Trị vẫn không thể quên được nữ nhân kỳ tài này, sau khi lên ngôi Hoàng Đế không lâu đã đón Võ Tắc Thiên hồi cung. Võ Tắc Thiên trở lại trong cung, Đường Cao Tông vô cùng sủng ái. Sau khi hạ sinh con trai Lý Hoằng được phong làm Chiêu Nghi nhị phẩm. Tiếp đó vượt qua Vương Hoàng hậu và Tiêu Thục Phi tranh sủng thành công, được Lý Trị sắc phong làm Hoàng Hậu. Lúc này, Võ Tắc Thiên đã trở thành đồng minh chính trị đánh bại thế lực đại thần, chấn chỉnh hoàng quyền của Đường Cao Tông Lý Trị.
Cảnh đêm tại công viên Đại Đường Phù Dung.
Sau khi lên làm Hoàng Hậu, dựa vào tài năng chính trị xuất sắc của mình, Võ Tắc Thiên lại càng được Lý Trị khẳng định và công nhận, giúp ông xử lý chính sự. Sau này, Lý Trị lâm bệnh nặng không thể tiếp tục xử lý quốc gia đại sự, Võ Tắc Thiên thường xuyên thay ông xử lý việc triều chính. Thậm chí bà còn đặt thêm danh hiệu “Thiên Hậu”, cùng với Đường Cao Tông Lý Trị trở thành “Nhị Thánh”. Sau khi Lý Trị băng hà, Đường Trung Tông Lý Hiển, Đường Nhuệ Tông Lý Đản tôn Võ Tắc Thiên làm Hoàng Thái Hậu. Quân quốc đại sự nhà Đường khi ấy gần như bị Võ Tắc Thiên kiểm soát. Đường Nhuệ Tông năm đầu tiên (năm 690 công nguyên), Võ Tắc Thiên đổi Đường thành Chu, đổi niên hiệu thành Thiên Thụ, lên ngôi Hoàng Đế, đạt tới đỉnh cao của quyền lực.
Võ Tắc Thiên được cho là có tài trị quốc, an dân và sáng suốt, quyết đoán không thua gì nam nhân.
Sau khi Võ Tắc Thiên đăng cơ, Nữ Hoàng luôn tích cực trong việc làm chính trị. Trong thời gian trị vì, với chính sách ổn định, binh lược thỏa đáng đã phực hưng văn hóa quốc gia, bách tính trở nên sung túc, có phong thái của Đường Thái Tông Lý Thế Dân lúc sinh thời, làm nền tảng vững chắc cho thời Đường sau này đi đến đỉnh cao của sự phồn vinh, thịnh vượng. Nhà sử học nổi tiếng Bắc Tống - Tư Mã Quang đã đánh giá Võ Tắc Thiên trong tác phẩm “Tư Trị Thông Giám” của mình, ông cho rằng bà không những anh minh sáng suốt mà còn mạnh mẽ quyết đoán, thế nên người trong thiên hạ khi ấy mới cống hiến hết mình cho bà.
Những sai lầm cuối đời đã hủy hoại cả đời anh minh, sáng suốt của Võ Tắc Thiên khi không nghe lời khuyên của Địch Nhân Kiệt.
Tuy nhiên, Nữ Hoàng Võ Tắc Thiên vào những năm tháng cuối đời vẫn không tránh khỏi việc làm ra những chuyện ngu ngốc. Bà bắt đầu tìm kiếm những nam thanh niên cơ thể tráng kiện, vẻ ngoài anh tuấn đến làm “nam sủng” hầu hạ bà. Trong đó có hai anh em Trương Dịch Chi và Trương Xướng Tông được Võ Tắc Thiên vô cùng sủng ái. Do Nữ Hoàng già ốm bệnh tật, xa rời triều chính, Trương Dịch Chi và Trương Xướng Tông trở thành tai mắt của bà. Nhưng hai người này được sủng ái nên ngày càng kiêu ngạo, can thiệp vào chuyện đại sự của thiên hạ, khiến trong triều liên tục xảy ra những chuyện lộn xộn. Lúc này, Địch Nhân Kiệt là đại thần được Võ Tắc Thiên tín nhiệm nhất đương nhiên phải đứng ra khuyên can.
Trương Dịch Chi và Trương Xướng Tông hợp lực hãm hại 3 thành viên trong hoàng thất Lý Trọng Nhuận, Lý Tiên Huệ và Võ Đình Cơ khiến họ bị xử tử. Địch Nhân Kiệt mạo hiểm tính mạng vào cung khuyên can Võ Tắc Thiên từ bỏ sắc dục, nếu không thì sẽ có một ngày đại thần trong triều sẽ gặp nguy, giang sơn xác tắc sẽ bị dủy diệt. Võ Tắc Thiên sau khi nghe Địch Nhân Kiệt nói xong không hề tức giận, ngược lại lại há miệng ra cho ông xem: “Ngươi mở to mắt ra mà nhìn cho kỹ đi!”. Địch Nhân Kiệt bước lại gần nhìn, trong miệng của Võ Tắc Thiên lại đang mọc lên một cái răng mới.
Hóa ra, Võ Tắc Thiên cũng không phải là người háo sắc, sở dĩ bà sủng hạnh nhan sắc nam giới chỉ là vì nghe lời thái y dùng thuật lấy dương bổ âm, mong là có thể nhờ thế mà bảo dưỡng thanh xuân mới có thể trị vì quốc gia tốt hơn. Tuy nhiên cuối cùng Trương Dịch Chi và Trương Xướng Tông gây loạn trong triều đình, khiến các đại thần trong triều phát động “Thần Long Chính Biến” vào năm Võ Châu Thần Long nguyên niên (năm 705 công nguyên), ép Võ Tắc Thiên thoái vị. Vương triều Đại Đường từ đó mới được phục hồi. Tháng 11 năm đó, Võ Tắc Thiên băng hà, trở thành lịch sử cùng với Vương triều Võ Chu của mình.
Từ đó có thể thấy, “anh hùng khó qua ải mỹ nhân” không phải chỉ là chỉ nam giới. Giống với rất nhiều vị vua trong lịch sử vì đam mê nữ sắc, không màng chuyện triều chính cuối cùng bị đuổi ra khỏi ngai vị. Võ Tắc Thiên cả đời anh minh, lừng lẫy cuối cùng lại bị hủy trong tay của “nam sủng”. Quả nhiên giống với lời khuyên của Mạnh Tử: “Thực sắc, tính dã” (ham mê đồ ăn và sắc đẹp đều là bản tính con người)
Vũ Phong (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)