Trong các gia đình quyền quý Trung Quốc xưa, tuy nhiệm vụ chính của vợ và thê thiếp là phụng dưỡng chồng con, nhưng so với chính thất, thân phận của thê thiếp không khác gì nô tỳ. Trong cuộc sống bình thường, trước mặt chính thất đều không được tùy tiện lên tiếng.
(Ảnh minh họa)
Thậm chí có thể nói, thê thiếp thời đó không giống như một người bạn đời, mà giống như tình nhân hợp pháp thì đúng hơn. Thời cổ đại có quy định thê thiếp không được tham gia tế tự của gia tộc, không được ghi tên vào gia phả, con cái phải gọi chính thất là dì, gọi mẹ ruột là vợ lẽ.
(Ảnh minh họa)
Thậm chí, ở một số triều đại, thê thiếp chỉ được coi là một “món hàng”, có thể dùng để kinh doanh, trao đổi. Có thể nói thê thiếp thời xưa địa phận vô cùng thấp, chỉ có thể tính là “tài sản riêng” của chồng. Chồng có thể tùy ý đánh mắng thê thiếp, nhưng nếu họ xúc phạm hoặc lăng mạ chồng thì theo luật cổ sẽ bị đánh 80 trượng, thậm chí bị bỏ tù.
Mặc dù làm thê thiếp bị đối xử bất công, nhưng có một đặc quyền mà chính thất phải ghen tị. Thậm chí rất nhiều thê thiếp thông minh cũng lợi dụng đặc quyền này, cuối cùng cũng có không ít người chuyển được đến chính phòng.
(Ảnh minh họa)
Đặc quyền này là thê thiếp là có thể sử dụng mọi "thủ đoạn" của mình trong chuyện chăn gối trong khi người vợ chính thất phải duy trì một hình ảnh đức hạnh và lễ nghi.
Thứ mà người thê thiếp cần là sắc đẹp của bản thân, phục vụ tốt cho phu quân là đủ. Ngược lại, người vợ chính thất thường phải quán xuyến việc nhà, trước mặt chồng và người hầu, phải thể hiện hình ảnh người vợ đức hạnh, người mẹ đảm đang, đoan trang.
(Ảnh minh họa)
Trong khi đó các thê thiếp có thể thoải mái sử dụng vũ khí “nguy hiểm” nhất của mình để khiến chồng mê mẩn, vì bổn phận của họ là phục vụ chồng.
Nếu người chồng có đủ địa vị trong gia đình, người thê thiếp nào làm anh ta si mê, đắm chìm trong tửu sắc thì biết đâu có thể khiến chính thất “ngã ngựa”. Vì vậy, trong nhiều trường hợp, ngay cả vợ chính thất cũng rất ghen tị với đặc quyền này.
Hạ Tú (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)