Trung Quốc có câu thành ngữ: "Một người đắc Đạo, gà chó lên trời" (Đồng nghĩa với câu nói một kẻ làm quan cả họ được nhờ) hàm ý nói rằng một người nhận được sự vẻ vang, vinh dự thì những người có liên quan mật thiết cũng sẽ thơm lây. Từ một người dân bình thường đến những người cao sang quyền quý, thậm chí là hoàng thân quốc thích hay chính bản thân Hoàng Đế ngày xưa khi lấy ai làm vợ cũng sẽ xem qua một vòng gia cảnh.
Nói về việc cưới vợ vào thời cổ đại Trung Quốc thì có thể có "tam thê tứ thiếp". Chỉ cần bạn đủ điều kiện thì cho dù cưới 10 người vợ cũng được. Có một vài người thương nhân khi lấy vợ đôi khi không phải nhằm mục đích duy trì nòi giống mà còn là để phát dương quang đại, khiến cho cả họ được nở mày nở mặt, chỉ vì để hơn người khác. Trong chuyện tam thê tứ thiếp thời cổ đại, có rất nhiều cuộc hôn nhân đều là thông qua giới thiệu, xem mặt mà nên duyên.
Ví dụ như người vợ hoàn toàn để thể giới thiệu hầu nữ của mình cho phu quân làm tiểu thiếp là chuyện cực kỳ phổ biến ở thời cổ đại. Không riêng gì chuyện các người hầu bị chủ nhân giới thiệu làm tiểu thiếp mà cả tỷ muội trong nhà cũng có thể hầu hạ cùng một người phu quân. Phổ biến nhất có thể thấy trong "Hồng Lâu Mộng" có nói đến. Thường thì chị em họ hay chị em ruột đều có thể chấp nhận cùng chung một chồng vào thời ấy, có thể là vì tình cảm sâu đậm nên có thể chia sẻ cả phu quân với nhau.
Đồng thời là vì xã hội tam thê tứ thiếp ngày đó thì những ông chồng có gia thế hiển hách, giàu có đều sẽ có nhiều tiểu thiếp. Một nhóm người phụ nữ ở cùng trong một nhà khó tránh khỏi những tranh đấu, ghen ghét, đố kị lẫn nhau. Vậy nên những người phụ nữ thông minh sẽ không ngần ngại mà giới thiệu tiểu thiếp cho chồng của mình, hoặc thẳng thắn đem tỷ muội của mình mang về nhà chồng nhằm tăng cường thế lực của bản thân trong gia đình. Hơn nữa, khi gặp chuyện gì cũng sẽ có người giúp đỡ, phối hợp với mình giữ vững được vị trí trong nhà.
Không riêng gì với các nhà bình thường thời cổ đại phong kiến mà ở trong hoàng cung thì hậu cung của Hoàng Đế lại càng sớm phổ biến việc như thế. Trong lịch sử sớm đã có ghi chép lại có vị đế vương cưới cả chị em gái cùng lúc nổi danh chính là Thuấn Đế. Thuấn Đế trong lịch sử luôn được người đời truyền tụng là một bậc hiền chủ, minh quân. Trong đó, hai người vợ của ông là Nga Hoàng và Nữ Anh đều là con gái ruột của Nghiêu Đế, tỷ muội họ đều đồng thời gả cho Thuấn Đế làm vợ.
Ở các triều đại sau đó cũng đều có trường hợp tỷ muội đều nhập cung hầu hạ Hoàng đế. Ví dụ như Triệu Phi Yến khi bản thân được Hoàng thượng hết mực sủng ái đã mang theo muội muội của mình giới thiệu vào cung. Hai người cứ vậy đồng thời hầu hạ Hoàng đế hưởng vinh hoa phú quý chốn cung cấm. Còn có vị hoàng đế nổi danh Thiên Cổ Từ Đế Lý Dục sủng ái cả hai chị em Chu Hiến lập thành Đại Tiểu Chu Hậu. Có thể nói đều là những cặp chị em sở hữu nét đẹp nghiêng nước nghiêng thành khiến cho hoàng đế mê mẩn không thể dứt ra được.
Lý Dục còn từng vì hai vị hoàng hậu của mình là viết nên "Ngu Mỹ Nhân" và "Ngọc Lâu Xuân" vang danh. Lý Dục chưa phải là một hoàng đế vĩ đại nhưng có thể hưởng thụ được như vậy cũng đã không uổng kiếp này. Hơn nữa vào thời đại nhà Thanh việc các hoàng đế cưới chị em gái cũng không ít nhưng mục đích phần nhiều đều là vì chính trị, so với Lý Dục mà nói thì không thật sự văn nhã như thế.
Vào thời nhà Thanh, Khang Hi cũng được xem là một minh quân. Mà trong hậu cung của ông cũng có vài cặp tỷ muội cũng được đưa vào cung hầu hạ Hoàng thượng. Trong đó có cặp tỷ muội nổi tiếng trong lịch sử, phim truyền hình cũng thường nhắc đến chính là Hiếu Chiêu Nhân Hoàng Hậu và em gái của bà là Ôn Hi Quý Phi.
Chuyện này đối với gia tộc Nữu Cỗ Lộc Thị có thể nói là một chuyện cực kỳ tốt mà cha của bọn họ là Át Tất Long thực sự khi đó cũng là một nhân vật có tiếng tăm. Khang Hi khi đó còn nhỏ được 4 vị đại thần phụ giúp quản lý các chuyện trong triều đình. Mọi người đều biết rõ triều đại nhà Thanh chính là người Mãn Thanh trị vì nhà Hán, hoàng thân quốc thích đều là người Mãn Thanh. Nếu muốn trở thành thân tín hay phụ tá của hoàng đế thì hoàng thân quốc thích bình thường khó mà có thể. Vậy nên mới nói rõ rằng vị trí của Át Tất Long khi đó hết sức quan trọng. Đồng thời gia tộc Nữu Cổ Lộc Thị cũng có thể nói là có liên hệ không phải bình thường với hoàng tộc Ái Tân Giác La khi ấy.
Chuyện cả hai tỷ muội nhà Nữu Cỗ Lộc Thị có thể vào cung hầu hạ hoàng thượng có thể nói mang lại lợi ích chính trị cho cả gia tộc cũng như khiến hoàng tộc thêm ổn định. Về nền tảng gia tộc có thể nói chuyện này đối với Khang Hi mà nói chính là thông gia có giá trị chính trị nhất không còn gì để nghi ngờ.
Vào năm Khang Hi thứ 4, Hoàng đế Khang Hi còn trẻ đã kết hôn, đem tỷ tỷ của gia tộc Nữu Cỗ Lộc Thị vào cung làm phi. Theo gia cảnh thì nàng thật sự vốn có cơ hội lên ngôi hoàng hậu nhưng vì cha nàng liên quan đến một vụ việc nhạy cảm dẫn đến nàng chỉ được phong làm phi tử bình thường. Thế nhưng vận mệnh cũng nhớ tới nàng, không lâu sau đó người vợ đầu của Khang Hi là Hách Xá Lý Thị Hoàng Hậu qua đời, vì nhiều yếu tố chính trị mà Khang Hi cần lập tức lập một người làm Hoàng hậu mà lúc này Nữu Cỗ Lộc Thị trở thành lựa chọn tốt nhất lúc đó của Khang Hi.
Nữu Cỗ Lộc Thị từ một phi tử được tấn phong thành Hoàng Hậu, đây là chuyện mà một phi tử bình thường cố gắng nửa đời người cũng không nhất định làm được. Thế nhưng Nữu Cỗ Lộc Thị làm hoàng hậu chỉ được nửa năm liền qua đời khiến cho Khang Hi cực kỳ đau lòng.
Khang Hi liền phong em gái của Nữu Cỗ Lộc Thị làm Quý Phi, trở thành tâm phúc bên cạnh hoàng thượng. Muội muội của Nữu Cỗ Lộc Thị rất nhanh đã nhận được sự yêu thương của Khang Hi. Vào năm Khang Hi thứ 22 sinh cho ông Hoàng Tập Tử Dận Ngã. Muội muội này chính là vì tỷ tỷ mà được hoàng thượng sủng ái, được tiến cung hầu hạ Hoàng thượng. Tuy nhiên, sau khi nàng qua đời còn được Hoàng thượng truy tặng thụy hiệu là Ôn Hi cũng là chuyện độc nhất vô nhị trong lịch sử bởi vì ngoại trừ Hoàng hậu thì các phi tử khác chưa từng được truy tặng thụy hiệu, nàng trở thành Quý phi duy nhất của triều đại nhà Thanh có thụy hiệu riêng.
Vũ Phong (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)