Sự ra đời kì bí của nhà chiến lược quân sự tài ba bậc nhất lịch sử nhân loại
Bản thân Alexandre luôn sống trong lịch sử và trong truyền thuyết của các nền văn hóa Hy Lạp và cận Hy Lạp. Ngay khi ông còn sống, và đặc biệt sau khi ông băng hà, những cuộc chinh phạt của ông đã là nguồn cảm hứng của một truyền thống văn học mà trong đó ông xuất hiện như là một anh hùng huyền thoại theo truyền thống của Asin.
Ngay từ thời trẻ, Alexander đã nổi tiếng với dũng khí của một mãnh sư
Alexander Đại đế là vua của đế chế Macedonia thời cổ đại. Trong suốt triều đại của ông, người chiến binh này chủ yếu dành thời gian cho các cuộc chinh phạt, và được xem là một trong những vị tướng thành công nhất trong lịch sử, người đã chinh phạt gần như toàn bộ thế giới mà ông biết trước khi qua đời.
Hoàng tử Alexandros chào đời vào ngày thứ sáu trong tháng sáu (tức tháng Hecatombaeon theo cách gọi của người Hy Lạp cổ đại, hoặc tháng Lous theo cách gọi của người Macedonia thời đó). Đúng ngày mà Alexandros được sinh ra, ngôi đền thờ thần Artemis ở Ephesus bị cháy rụi.
Hegesias người xứ Magnesius có chứng kiến trận cháy kinh hoàng này, và lời than vãn cùng tiếng kêu ca của thần nữ Artemis thật quá lạnh lẽo đến mức nó có thể làm dập tắt đám cháy. Theo Plutarchus, không lạ gì nếu Artemis để cho ngôi đền này bị bùng cháy là do bà đang phải coi sóc vị vua tương lai Alexandros Đại Đế. Tuy nhiên, mọi giáo sĩ, nhà tiên tri và thầy pháp ở đều dự báo về sự đến gần của một hiểm họa cực kỳ nghiêm trọng: nét mặt họ hết sức hoảng sợ, họ phải chạy quanh, rồi chạy vào thành phố Ephesus vào kêu ca rằng, trận cháy là điềm báo trong ngày hôm ấy, một sức mạnh vô biên đã ra đời vào và sẽ tiêu diệt châu Á sau này.
Ít lâu sau đó, Philippos II chiếm lĩnh được thành phố Potidae, và có ba tin vui đến với nhà vua làm cho ông hết sức sung sướng: trước tiên, danh tướng Parmenion đã đại phá tan tác quân Illyria, thứ hai, con ngựa của ông thắng giải và đạt được vòng nguyệt quế trong kỳ Thế vận hội tại Olympía lần này, và cuối cùng, Hoàng hậu Olympias đã hạ sinh một hoàng nam tên là Alexandros.
Niềm sướng vui của nhà vua càng trở nên tột độ khi các nhà tiên tri tiên đoán rằng, do Alexandros đã hạ sinh giữa ba chiến thắng, vị vua tương lai sẽ đánh đâu thắng đó.
Cuộc tình đồng tính chứa chan tình cảm với một kỵ binh
Là một nhà quân sự vĩ đại, tuy nhiên ông rất ít khi được nhắc đến trong sử sách về các mối tình của mình. Sự gắn bó sâu sắc nhất về tình cảm của Alexandre hầu như được cho là đối với người đồng hữu - người chỉ huy đội kị binh và cũng là người bạn từ thời thơ ấu của ông - Hephaestion.
Hephaestion và Alexandre luôn dính chặt với nhau, cùng
bàn luận chuyện chính trị, quân sự, tương lai…
Hephaestion học cùng Alexandre và một nhóm trẻ em con nhà quý tộc khác ở Macedonia, dưới sự dạy dỗ của Aristotle. Lịch sử chép lại, Alexander dành thời gian ở bên Hephaestion nhiều hơn bất cứ ai, kể cả vợ mình. Từ bé cho tới lớn, hai người luôn dính chặt với nhau, cùng bàn luận chuyện chính trị, quân sự, tương lai…
Mặc dù thực tế Alexander và cả Hephaestion vẫn lấy vợ, nhưng mối tình của họ là không thể bàn cãi. Đích thân Alexander đã từng tuyên bố Hephaestion có ý nghĩa tất cả đối với ông.
Khi cả hai tới thăm thành đền thờ Achilles và Patroclus, Alexander đã tôn vinh Achilles, trong khi Hephaestion thì kính cẩn trước Patroclus. Nhiều tài liệu kể lại rằng, đó là lúc hai người nhận ra mối tình mình dành cho nhau, giống như tình yêu giữa Achilles và Patroclus
Hephaestion đánh dấu sự xuất hiện đầu tiên của mình trong lịch sử vào thời điểm Alexandre tiến đến Troia. Aelian trong cuốn Varia Historia khẳng định rằng “Hephaestion tiết lộ ông là người tình của Alexandre”.
Một số nhà sử học đã đặt nghi vấn cũng như khẳng định về mối quan hệ đồng tính giữa Alexandre và Hephaestion. Robin Lane Fox viết rằng "những lượm lặt gần đây nhất có thể khẳng định rằng Alexandre có mối quan hệ yêu đương với Hephaiston". Fox còn nói thêm "Sự thực là tình bạn của hai người đàn ông này sâu sắc và thân thiết một cách khác thường." Họ không chỉ dừng lại ở cái nắm tay hay ánh mắt âu yếm mà giữa họ còn có những đêm “chăn gối” cùng nhau.
Cũng xin nhấn mạnh rằng trong truyền thống văn hóa của Hy Lạp thì quan hệ luyến ái giữa một người đàn ông và một chú bé con vào giai đoạn này là rất phổ biến. Theo một số tài liệu khác còn cho thấy Alexandre và Hephaestion đã có rất nhiều lần quan hệ “kê gian” với nhau (quan hệ qua đường hậu môn) trong lúc chinh phạt Troia, mà Alexandre trong vai trò của một người chồng. Mối tình này còn được dân gian Hy Lạp truyền tụng như một trong những tình yêu đồng tính kinh điển với “sự tự nguyện, lòng tin, và xác thịt”.
Vì cái chết của Hephaestion, Alexandre khóc thương cho ông ta rất nhiều, không ăn uống gì trong mấy ngày liền và chết theo 8 tháng sau đó.
phunutoday.vn