Lại nói về Geisha, bí quyết đào tạo Geisha tại Nhật Bản luôn được người Nhật giữ kín hết mức, có chăng những năm gần đây, cùng với sự cởi mở trong giao lưu và phát triển của công nghệ thông tin, những điều ấy mới được nhắc đến nhiều hơn. Từ “Geisha” trong tiếng Nhật có nghĩa là “nghệ sĩ”. Về bản chất, Geisha là những nhà nghệ sĩ chuyên nghiệp và họ làm việc cho trong các quán trà truyền thống gọi là Ochaya. Theo truyền thống, các Geisha được đào tạo từ khi rất nhỏ, họ phải trải qua quá trình học tập gian khổ và tốn kém để có được kỹ năng điêu luyện trong nhiều lĩnh vực như ca hát, nhảy múa, cắm hoa, chơi cờ, trà đạo…
Nhớ đến Geisha Nhật Bản, có lẽ ấn tượng với mọi người về họ chính là cặp môi đỏ, làn da trắng muốt, sự lặng lẽ, trầm tính, ôn nhu nhưng không kém phần quyến rũ. Để có được làn da trắng muốt ấy, họ phải dùng một loại phấn có chứa chì, sự độc hại của nó đã được phát hiện và thời Minh Trị. Ngoài ra còn có một điều thú vị nữa về họ, đó là kiểu tóc của Geisha luôn được vấn rất kỳ công, để giữ mái tóc không bị rối khi ngủ, những Geisha đều được huấn luyện để có thể nghỉ với chiếc cổ đặt trên một kệ đỡ nhỏ (gọi là Takamakura) thay vì nằm trên gối. Để tập thói quen này, sư phụ của họ sẽ rắc thóc xung quanh bệ đỡ, nếu trong lúc ngủ, đầu họ rời bệ đỡ, những hạt tóc sẽ dính vào và làm tóc họ rối tung!
Trong phần một của bài viết, chúng ta đã cùng tìm hiểu về cuộc đời của Tehura – “Geisha chín ngón” và phần hai của bài viết sẽ là câu chuyện về cuộc đời Kiharu Nakamura – một trong những Geisha nhiều đóng góp và nổi tiếng bậc nhất của xứ sở anh đào!
Kiharu Nakamura
Kiharu Nakamura, từng là Geisha nổi tiếng, hiện thân cho những giá trị truyền thống Nhật Bản, đã qua đời ngày 5-1-2004, tại nhà riêng New York vào tuổi 90. Bà là Geisha đã từng giúp vui cho những ngôi sao như Vua hài Charlie Chaplin, ngôi sao bóng chày Babe Ruth.
Bà là Geisha đã từng giúp vui cho những ngôi sao như
Vua hài Charlie Chaplin, ngôi sao bóng chày Babe Ruth...
Xuất thân
Kiharu Nakamura sinh năm 1913, tên thật Kazuko Yamamato, là con gái yêu của một bác sĩ tại quận Ginza của Tokyo. Đi ngược lại với mong mỏi của gia đình hy vọng cô sẽ nối nghiệp cha, Kiharu Nakamura sớm nuôi ước mơ trở thành một Geisha nổi tiếng. Năm 15 tuổi, cô bắt đầu theo học lớp nghệ thuật ca múa Nhật Bản hiện đại, trà đạo và cắm hoa. Lúc này cô lấy tên Kiharu, cái tên có nghĩa là mùa xuân hạnh phúc. Sau quá trình đào tạo, Kiharu phải trải qua cuộc kiểm tra cuối cùng, sau đó là lễ mizu-age, người trả giá cao nhất trong buổi lễ ấy sẽ lấy được trinh tiết Geisha, và trở thành một Geisha thực thụ.
Cuộc đời và hôn nhân
Sau nhiều năm là một Geisha “ngôi sao” tại Shimbashi, năm 1940, Kiharu kết hôn với một nhà ngoại giao trẻ, hai người chuyển đến Calcutta. Tuy nhiên hôn nhân của hai người tan vỡ khi chồng bà cưới một phu nữ khác tại Burma. Năm 1944, cô quay về Nhật Bản và sinh con trai đầu lòng. Tại đây, cô đã gặp gỡ là kết hôn với người chồng thứ hai là một nhà nhiếp ảnh, Masaya Nakamura. Thế nhưng, cuộc tình này cũng không đem lại cho cô hạnh phúc viên mãn. Sau hai lần đổ vỡ hôn nhân, cô đến New York, tại đây, cô trở thành cầu nối giữa những người nước ngoài yêu thích văn hóa Nhật Bản với nghệ thuật Geisha truyền thống. Vốn ngôn ngữ tốt giúp cô giải thích nghĩa từng từ ngữ trong từng bài hát Nhật Bản!
Sau hai lần đổ vỡ hôn nhân, cô đến New York, tại đây, cô trở thành cầu nối giữa những người nước ngoài yêu thích văn hóa Nhật Bản với nghệ thuật Geisha truyền thống.
Cô được mệnh danh là Geisha duy
nhất biết nói tiếng Anh lúc đó
Hành trình trở thành Geisha nổi tiếng bậc nhất
Có thể nói, điều khác biệt lớn nhất của Kiharu với những Geisha ngày ấy chính là việc bà theo học tiếng Anh song song với khóa đào tạo Geisha. Với khả năng ngôn ngữ tốt, sự nhanh nhạy, khéo léo, thận trọng và những ngón nghề điêu luyện đã đưa tên tuổi bà trở thành Geisha hàng đầu. Bà được mệnh danh là Geisha duy nhất biết nói tiếng Anh lúc đó. Vì vậy, bà thường được giao việc tiếp những vị khách nước ngoài quan trọng, những nhà ngoại giao, người đứng đầu chính phủ hay những nhân vật kiệt xuất trong lĩnh vực khác.
“Tôi là một geisha. Gei- sha là hai từ tiếng Nhật. "Sha" có nghĩa là "entertainer" (người tiếp đãi, hát, múa giúp vui...), cũng còn có nghĩa là "person" (con người). Nhưng "Gei" có nghĩa gắn với nghệ thuật". "Và kỹ nữ Geisha có khả năng đặc biệt về khiêu vũ, về âm nhạc. Họ biết cách chiều chuộng đàn ông", cách đây 4 năm bà đã trả lời phỏng vấn của BBC như thế.
Tên tuổi của bà trở nên nổi tiếng hơn nữa vào năm 1983 khi bà xuất bản cuốn hồi ký best-seller “The Memoir of a Tokyo-bom Geisha”. Cuốn tiểu sử này đã được dịch sang 8 thứ tiếng và được chuyển thể thành phim và kịch truyền hình, mô tả Kiharu như một Geisha duy nhất nói được tiếng Anh ở Tokyo trước thời chiến thế giới thứ hai. Ngoài ra, bà cũng là tác giả của nhiều cuốn sách nổi tiếng khác.
Tên tuổi của bà trở nên nổi tiếng hơn nữa vào năm 1983 khi bà xuất bản cuốn hồi ký best-seller “The Memoir of a Tokyo-bom Geisha”.
Bà qua đời vào tuổi 90, nguyên nhần về sự ra đi của bà vẫn
chưa được xác minh nhưng có lẽ là do tuổi đã cao.
Thỉnh thoảng về thăm quê hương, bà thường có những buổi diễn thuyết, xuất hiện trên truyền hình bày tỏ sự thất vọng trước sự mất mát của những giá trị truyền thống Nhật Bản. Kiharu còn lại một người con trai là Masakatsu Ota, 60 tuổi, là giáo sư Đại học giảng dạy về nghệ thuật hiện đại. Bà qua đời vào tuổi 90, nguyên nhần về sự ra đi của bà vẫn chưa được xác minh nhưng có lẽ là do tuổi đã cao.
Khampha.vn