Đến thời nhà Thanh, móng tay dài xuất hiện và được phát triển thành một xu hướng. Vật mà các phi tần nhà Thanh đeo trên ngón tay còn được gọi là "móng tay giả" hay "hộ giáp".
Ý nghĩa tồn tại của vật này, đúng như tên gọi, là để bảo vệ móng tay khỏi bị hư hại. Trong sử sách thời xưa có ghi lại: "Thân thể là do cha mẹ ban tặng, không được tùy ý làm hư hại". Đây là khởi đầu của lòng hiếu thảo, đại khái là tất cả tóc, da, thậm chí cả bụi bẩn trên người đều do cha mẹ ban tặng, không được tùy ý vứt bỏ, tùy tiện làm hỏng móng tay là bất hiếu.
Ngoài ra còn có vấn đề về móng tay, những cô gái đã từng nuôi móng tay đều biết rằng sau khi móng tay mọc dài đến một độ dài nhất định thì dễ bị gãy, hay lâu ngày móng tay thậm chí có thể cong vào trong, rất xấu xí và khó chịu. Một số trường hợp nuôi móng dài gặp khó khăn trong việc thêu thùa, sinh hoạt cá nhân. Có lẽ vì vậy mà họ bắt đầu nghĩ ra cách sáng chế những chiếc móng giả bọc bên ngoài móng thật.
Và tất nhiên, móng giả càng đẹp thì càng đắt đỏ và thể hiện được "đẳng cấp", thứ bậc của phi tần trong cung. Nó không còn món đồ bảo vệ móng đơn thuần mà là dấu hiệu phân cấp địa vị, quyền lực.
Hoàng hậu, quý phi dùng hộ giáp bằng vàng, bạc, ngọc trai, mai rùa... Các phi tần thứ bậc thấp thì dùng hộ giáp bằng đồng, ngà, men sứ... Họa tiết chạm khắc trên hộ giáp cũng vô cùng tinh xảo, hoàng hậu chạm khắc hình phượng hoàng. Hộ giáp của Thái hậu lại khắc hình chữ "vạn", chữ "thọ". Một số hộ giáp còn có thể uốn cong theo khớp ngón tay.
Trên thực tế, móng tay giả không chỉ để làm đẹp, mà quan trọng nhất là để thể hiện thân phận cũng như giúp Hoàng đế dễ phân biệt. Những phi tần trong hậu cung được hoàng đế sủng ái thường sẽ được cung nữ hầu hạ. Vì vậy họ được nuông chiều, có kẻ hầu người hạ. Việc đeo móng tay giả cho thấy họ không phải động tay chân vào việc gì và ngầm thể hiện đây là phi tần được sủng ái.
Ngược lại, những người không được hoàng đế để mắt tới thường không có nhiều người hầu. Do đó, họ phải tự tay làm nhiều việc và không thể đeo hộ giáp. Khi nhìn tay của họ, người ta cũng có thể đoán ra đây chỉ là một người thê thiếp bình thường.
Móng tay giả không chỉ để làm đẹp, mà quan trọng nhất là để thể hiện thân phận cũng như giúp Hoàng đế dễ phân biệt (Ảnh minh họa)
Từ Hi Thái hậu được xem là người chăm sóc móng tay cầu kỳ nhất triều nhà Thanh. Đồng thời cũng là người sở hữu nhiều bộ móng giả độc đáo và quý giá nhất.
Nguyễn Giang (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)