“Yêu” cả mẹ kế
"Trộm vợ" của cha là chuyện của Hoàng đế Đường Cao Tông Lý Trị và người mẹ kế bị Lý Trị chiếm đoạt. Mẹ kế chính là Võ Tắc Thiên tên thật Võ Chiếu.
Võ Chiếu vào cung của vua Lý Thế Dân làm tài nhân khi mới 10 tuổi. Vì quá nhỏ, Võ Chiếu không được Lý Thế Dân sủng hạnh. Thấy tên Võ Chiếu không hay, Thái Tông bèn đổi tên cho nàng thành Võ Mỵ Nương.
Khi Võ Mỵ Nương lớn phổng phao thì cũng là lúc Lý Thế Dân đã già. Ông vua qua đời ở độ tuổi 50. Trong thời gian này, Mỵ Nương bắt đầu để ý đến thái tử Lý Trị.
Dù chỉ kém nhau 3 tuổi, tuy nhiên, về thân phận thì Võ Mỵ Nương là mẹ kế của Lý Trị. Theo luật lệ nhà Đường, Võ Mỵ Nương phải xuống tóc, vào chùa Cảm Nghiệp tu hành.
Ông bất chấp đưa Võ Mỵ Nương về hậu cung phong làm Chiêu nghi (Ảnh minh họa)
Nhưng Cao Tông Lý Trị quyết định đưa nàng trở lại cung. Hành động này đã gặp phải sự ngăn cản quyết liệt của các đại thần.
Ông vua trẻ bất chấp tất cả đưa Võ Mỵ Nương về hậu cung hoan lạc. Việc làm này bị các nhà nho chỉ trích nặng nề vì bà đã từng là vợ của vua cha nay lại làm vợ của vua con.
Loạn luân với chị ruột, cô ruột
Lên ngôi khi mới 15 tuổi, nhưng Lưu Tử Nghiệp đã để ý người chị ruột của mình là công chúa Sơn Âm và tìm cách chiếm đoạt bằng được. Khi cuộc tình chung đụng giữa Lưu Tử Nghiệp và công chúa đã nhạt dần, Sơn Âm nói với Lưu Tử Nghiệp rằng, bệ hạ thì có tam cung lục viện, trong khi ta thì chỉ có mỗi một phò mã như vậy không công bằng.
Tử Nghiệp thấy Sơn Âm nói có lý, nên sai người tìm cho cô hơn 30 người đàn ông tuấn tú khỏe mạnh để cô ta luân phiên hành lạc mua vui. Sau khi thỏa mãn người tình, ông vua 15 tuổi nói với chị mình rằng: “Ta đã làm vừa ý của nàng nhưng nay trong tam cung lục viện thật nhưng chẳng có ai xinh đẹp được như nàng. Khi ta muốn vui vẻ cùng nàng thì nàng lại đang bận vui vẻ với người khác. Vì vậy, giờ nàng phải tìm cho ta một người thay thế, giúp ta có thể vui vẻ, như vậy mới công bằng”.
Sơn Âm nghĩ ngay tới Tân Thái công chúa rất xinh đẹp có thể khiến Tử Nghiệp thích nên tiến cử ngay với y. Công chúa Tân Thái là cô ruột của Tử Nghiệp.
Ngay khi được Sơn Âm “tiến cử”, Tử Nghiệp cho mời Tân Thái công chúa vào cung rồi lưu lại ở đó, rồi bắt nàng phải hoan lạc với mình.
Lưu Tử Nghiệp nổi tiếng là vị vua loạn luân bệnh hoan trong triều đại Trung Quốc
(Ảnh minh họa)
Lưu Tử Nghiệp bèn cho người mang đến cho chồng công chúa một chiếc quan tài nói rằng cô vào cung chơi đã đột tử, nay mang thi thể về trả lại. Chồng công chúa là Hà Mại mở quan tài ra, bên trong quả thực có một thi thể. Tuy nhiên, người nằm trong quan tài không phải là Tân Thái công chúa.
Để trả thù, vị tướng quân họ Hà đã âm thầm chiêu mộ thích khách, lập kế hoạch giết chết Lưu Tử Nghiệp. Kế hoạch chưa được thực hiện thì bị tiết lộ, Lưu Tử Nghiệp sai người giết sạch toàn bộ gia đình Hà Mại.
Thiên tử "ăn nằm" với ba thế hệ
Chiêu Vũ Đế Lưu Thông là ông vua nhà Hán Triệu. Theo luật lệ của người Hung Nô, khi người cha chết, các bà vợ của cha đều thành mẹ của con trai. Nhưng sau khi nối ngôi, để có thể chiếm đoạt những phi tần của cha mình, Lưu Thông cho sửa luật thành: “Khi cha chết thì vợ cha thành vợ con”.
Bất chấp sự phản đối của các đại thần, vị vua này mặc sức hành lạc với những người mẹ kế xinh đẹp của mình.
Một lần, Lưu Thông đến nhà Lưu Diệu, em con chú và cũng là quan trong triều. Lưu Thông nhìn thấy hai người con của Diệu là Lưu Anh, Lưu Nga nhan sắc tuyệt trần, liền hạ lệnh bắt đưa hai cô cháu này nhập cung, dù Lưu Diệu hết lẽ can ngăn. Để hợp thức hóa, ngày hôm sau Lưu Thông đã cho sửa luật cấm lấy người trong họ của người Hung Nô thành “người trong gia tộc có thể lấy nhau”.
Sau đó, cũng dựa vào “quy định” này, Lưu Thông còn đưa cả bốn đứa cháu gái của Diệu vào cung.
Theo vai vế, bốn cô này phải gọi Lưu Thông bằng ông bác. Vì thế, Lưu Thông nổi danh trong sử sách về chuyện ba thế hệ cùng chung giường với vua. Thậm chí, sau đó, Lưu Thông còn phong cho Lưu Anh, con gái của Lưu Diệu, cũng tức là cháu gái của mình làm Hoàng hậu bất chấp sự ngăn cản của các đại thần.
Afamily