V- J Day in Times Square là bức ảnh được chụp bởi Alfred Eisenstaedt miêu tả một thủy thủ Mỹ hôn nữ y tá mặc váy màu trắng tại Quảng trường Thời đại ở New York (Mỹ) vào ngày 14/8/1945.
Bức ảnh được chụp bằng máy Leica IIIa và công bố một tuần sau đó trên tờ ‘Life’. Tại thời điểm đó, nó ghi lại khoảnh khắc của người lĩnh Mỹ khi tổng thống Truman tuyên bố kết thúc cuộc chiến ở Nhật Bản tại Thế chiến thứ 2.
Dựng cờ chiến thắng trên đảo Iwo Jima là một bức ảnh lịch sử được Joe Rosenthal chụp ngày 23 tháng 2 năm 1945. Bức ảnh lưu lại cảnh năm lính thủy đánh bộ Hoa Kỳ và một y tá quân y của hải quân Hoa Kỳ dựng quốc kỳ Mỹ trên đỉnh núi Suribachi trong trận Iwo Jima thời thế chiến thứ hai.
Bức ảnh này cực kỳ nổi tiếng, đã được in trong hàng ngàn ấn bản. Nó là bức ảnh duy nhất giành giải Pulitzer cho ảnh chụp vào cùng năm nó được xuất bản. Ở Mỹ, nó được coi là một trong những hình ảnh chiến tranh có ý nghĩa và được biết đến nhiều nhất, và có thể là bức ảnh được tái bản nhiều nhất mọi thời đại.
Wait For Me, Daddy là một bức ảnh được chụp bởi Claude P. Dettloff vào ngày 1/10/1940.
Bức ảnh được chụp tại Canada ghi lại khoảnh khắc Warren ‘Whitey’ Bernard trốn mẹ và chạy đến nói lời tạm biệt lần cuối với người cha là quân nhân đang diễu hành của mình. Bức ảnh vô cùng nổi tiếng và được treo ở rất nhiều trường học trong thời kỳ Thế chiến thứ 2.
The Falling Man trở thành biểu tượng bi thương của sự kiện khủng bố kinh hoàng diễn ra vào ngày 11/9/2001 tại Mỹ. Nhiếp ảnh gia Rachard Drew ghi lại được hình ảnh người đàn ông rơi trong tư thế thẳng xuống kiểu như đang lặn.
Ước tính có khoảng 200 người nhảy từ Trung tâm thương mại thế giới vào ngày 11/9/2001 và hầu hết là tuyệt vọng do bị mắc kẹt trên các tầng cao của tháp.
Bức ảnh ghi lại khung cảnh tại một trường tiểu học ở New Orleans, Louisiana (Mỹ) khi Ruby Bridges trở thành học sinh da đen của Mỹ đầu tiên học trong trường dành cho người da trắng.
Suốt 1 năm trời, Ruby Bridges phải đi học trong tiếng la ó, hò hét của các phụ huynh người da trắng đứng bên ngoài cổng. Em cần phải có cảnh sát hộ tống khi đến trường. Bức ảnh này rất nổi tiếng và mang tinh thần chống phân biệt chủng tộc sâu sắc.
Zbigniew Religa
Bức ảnh trên của James Stanfield đoạt giải thưởng National Geographic vào năm 1987. Tác phẩm miêu tả bác sỹ phẫu thuật tim Zbigniew Religa theo dõi bệnh nhân của mình sau ca ghép tim thành công.
Religa sau này rời khỏi lĩnh vực y tế để trở thành một chính trị gia. Ông phục vụ trong Thượng viện Ba Lan suốt 12 năm. Religa qua đời ở tuổi 70 vào năm 2009.
Evelyn McHale
Ngày 1/5/1947, Evelyn McHale đi lên tầng 86 của tòa nhà Empire State và nhảy xuống tự tử. Cô rơi trúng vào chiếc xe Limousine của Liên Hiệp Quốc đậu bên đường.
Khi ngã xuống, McHale vẫn giữ được vẻ rất bình thản và thoải mái. Đây được coi là bức ảnh người phụ nữ tự tử có gương mặt đẹp nhất.
The Chalifoux Family
Bức ảnh trên được chụp tại Chicago vào ngày 4/8/1948. Trong đó, Ray và Lucille Chalifoux thất nghiệp và phải đối mặt với việc bị đuổi ra khỏi nhà. Họ thậm chí không đủ khả năng lo thức ăn cho bản thân cũng như con cái.
Bức ảnh nói về sự nghèo khó của một gia đình người Mỹ vào năm 1948 khi phải bán đi những đứa con của mình. Theo những câu chuyện kể lại, tất cả 4 người con chỉ được đoàn tụ khi về già.
Tiến Nguyễn (Theo Giadinhvietnam.com)