Đối với các tướng lĩnh thời xưa, phò tá minh chủ vào sinh ra tử, sau khi lập được chiến công, minh chủ của họ xưng vương, lên ngôi Hoàng đế. Những vị tướng lĩnh ấy trở thành những đại công thần của tân triều, được vua phong hầu và ban thưởng hậu hĩnh.
Thời kỳ vua Càn Long tại vị có hai vị tướng rất tài giỏi, đó là Ô Nhĩ Đăng và Hải Lan Sát, sau một trận chiến thắng lập đại công, vua Càn Long vui mừng khôn xiết, ban cho hai tướng lĩnh đủ thứ như ruộng đất, dinh thự, tước vị… Trong tiệc rượu ngày hôm đó, vua Càn Long hỏi hai người còn muốn gì nữa không?
Trước tình huống đó, Ô Nhĩ Đăng trực tiếp bày tỏ hy vọng có thêm binh tướng để tiếp tục phụng sự triều đình, bảo vệ nhà Thanh và dẹp loạn bình định nước nhà.
Khi đánh đông dẹp bắc, nhiều binh tướng của Ô Nhĩ Đăng đã tử trận ngoài sa trường, với tư cách là một vị đại tướng quân thì việc Ô Nhĩ Đăng đưa ra yêu cầu như vậy là lẽ đương nhiên.
Tuy nhiên đối với một vị Hoàng đế như Càn Long thì đôi khi lại khác. Sau khi nghe Ô Nhĩ Đăng nói, ông cho rằng động thái của vị tướng quân này là đang muốn có thêm địa vị và quyền lực, vẻ mặt Càn Long trở nên nghiêm nghị. Rất nhiều vị đại thần có mặt lúc đó đều nhận thấy những thay đổi trên sắc mặt của Càn Long và cảm thấy lo sợ cho Ô Nhĩ Đăng.
Đến khi Càn Long hỏi Hải Lan Sát muốn được nhận phần thưởng gì, vị tướng quân này nói rằng ông thích mỹ nữ và hy vọng Càn Long sẽ ban thưởng cho mình vài mỹ nhân để làm thê thiếp. Nghe lời thỉnh cầu của Hải Lan Sát, Càn Long vô cùng hài lòng và lập tức đáp ứng yêu cầu này của vị tướng quân.
Nhìn bề ngoài, hành vi ham muốn sắc đẹp của Hải Lan Sát đang thể hiện ra rằng ông ta không quá tham vọng.
Là một vị tướng xuất sắc, ông ta nên dồn toàn lực cho chiến trường, nhưng đối với Càn Long, nếu người cầm quân có quá nhiều quyền lực, nó sẽ đe dọa sự cai trị của ông, điều đó khiến Càn Long không thể yên tâm.
Vì lý do này mà vị trí của Ô Nhĩ Đăng trong lòng Càn Long giảm mạnh. Sau một lần bại trận, Ô Nhĩ Đăng đã bị Càn Long xử tử, còn Hải Lan Sát vẫn luôn có một vị trí nổi bật.
Về mặt logic, cả hai câu trả lời này đều đúng, nhưng không may đối tượng mà họ phải đối mặt là Hoàng đế, và sự khôn khéo của Hoàng đế là kiểm soát quyền lực.
Đối với Hoàng đế, điều ông ta cần là một thần dân trung thành có thể hoàn toàn kiểm soát mọi quyền lực, chứ không phải một vị tướng tham vọng nắm binh quyền, sẽ là mối đe dọa lớn đến địa vị của ông ta. Xuất thân quý tộc của Ô Nhĩ Đăng càng khiến Càn Long cảnh giác, với xuất thân và binh quyền trong tay, điều này chỉ khiến Hoàng đế Càn Long khó ngủ ngon hơn mà thôi.
Hạ Tú (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)