Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng xem những phương pháp tuyệt vời mà các Hoàng đế cổ đại Trung Quốc đã làm để thuận tiện theo dõi và “tận hưởng” vấn đề này.
Phương pháp xe dê
Được sắp xếp theo thứ tự của các triều đại, phương pháp sủng ái hậu cung đầu tiên được gọi là "phương pháp xe dê". Nó được phát minh bởi Tư Mã Viêm, Hoàng đế của nhà Tấn.
Kể từ sau cuộc Nam chinh diệt Ngô, thống nhất Tam Quốc, bản chất ngông cuồng của Tư Mã Viêm bắt đầu lộ rõ. Thành tựu đáng kể là vậy, tư chất thông minh và tài năng trị quốc đáng nể, song ông cũng nổi tiếng là một Hoàng đế hoang phí và dâm dục, có hậu cung hơn 10 nghìn mỹ nữ.
Chính tam cung lục viện có đông đảo thê thếp như vậy nên Tư Mã Viêm đã nghĩ ra một cách vô cùng đặc biệt để lựa chọn mỹ nữ sẽ “lâm hạnh” với mình. Theo sử liệu ghi chép, cách chọn mỹ nữ ân ái của Tư Mã Viêm được gọi là “phương pháp xe dê”. Hiểu một cách đơn giản là vị vua này sẽ tọa trên một cỗ xe do đàn dê kéo, dong duổi trong hậu cung của mình. Xe dê dừng lại ở phòng của phi tần nào thì ông sẽ chọn ngươi đó để… ân sủng.
Con bướm may mắn
Ngoài phương pháp xem vận may bằng xe dê, phương pháp dùng bươm bướm do Hoàng đế Huyền Tông đời Đường phát minh ra cũng là phương pháp cầu vui vô lý nhất trong lịch sử phong kiến xưa.
Theo phương pháp này, để được thị tẩm, các cung tần, mỹ nữ xếp thành hàng, đầu gài thêm hoa tươi. Sau đó thái giám nội cung sẽ mở lồng thả bươm bướm. Con bướm đậu trên đầu phi tần nào đầu tiên, người đó sẽ được Hoàng đế sủng hạnh đêm hôm đó.
Các thái giám ghi lại tương ứng thị thiếp, yêu cầu nàng trở về tắm rửa chuẩn bị, khi màn đêm buông xuống, Đường Huyền Tông sẽ đi sủng ái nàng.
Dùng thẻ bài
Phương pháp tìm kiếm niềm vui cuối cùng này, ít nhất so với hai phương pháp đầu tiên, nó có vẻ bình thường hơn nhiều. Đó là lật thẻ bài của triều đại nhà Thanh.
Vào thời nhà Thanh, để tiết kiệm thời gian chiều chuộng hậu cung, các Hoàng đế đã dùng “may mắn” để quyết định ai là kẻ hầu người hạ bằng cách lật thẻ bài.
Việc quyết định mỹ nhân sẽ được sủng hạnh tối hôm đó sẽ được thực hiện trong bữa tối và theo cảm hứng của Hoàng đế. Trong hậu cung nhà Thanh, mỗi cung nữ được phát một chiếc thẻ bài màu xanh, bên trên có viết tên tuổi của phi tần. Vào bữa ăn tối của hoàng đế, thái giám sẽ mang khoảng từ 10 tới vài chục tấm thẻ màu xanh để vào trong một chiếc chậu bạc.
Khi Hoàng đế ăn tối xong, thái giám sẽ nâng chiếc chậu này quỳ trước mặt Hoàng đế. Nếu như Hoàng đế có nhã hứng thì sẽ chọn một tấm thẻ trong chậu. Thái giám sẽ cầm những thẻ này giao cho một thái giám khác có nhiệm vụ chuyên cõng các phi tần được lựa chọn từ nơi ở tới phòng ngủ của Hoàng đế.
Trên thực tế, với quyền lực tuyệt đối, các Hoàng đế muốn sủng hạnh phi tần hay cung nữ nào đều không bị bó buộc với các nghi lễ và luật định. Vì thế, đương nhiên, ngoài những quy định chung, các Hoàng đế cũng tự tìm cho mình những cách để thảo mãn nhu cầu bản năng của mình. Điều này càng đúng trong chốn hậu cung Trung Quốc, nơi các Hoàng đế có quá nhiều các phi tần mỹ nữ mà không biết phải chọn ai để “đảm bảo công bằng”.
Nguyễn Giang (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)